Lý do trà đạo Nhật Bản trở thành nghệ thuật văn hóa quốc gia

1054 0

5/5 - (1 bình chọn)

Trà đạo Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào? Có bao nhiêu loại trà và ý nghĩa của nó đối với người thưởng thức? Du học Sunny sẽ giúp các bạn  tìm hiểu sâu hơn về nét văn hóa trà đạo nơi đây nhé!

Trà đạo Nhật Bản

Lịch sử trà đạo Nhật Bản

trà đạo Nhật Bản

Khi tìm hiểu về trà đạo Nhật Bản chúng ta cần phải hiểu rõ trà đạo Nhật Bản là gì? Trà đạo được biết đến là hình thức nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. 

Bên cạnh khái niệm thì chúng ta cần phải hiểu về lịch sử trà đạo Nhật Bản cũng như các vấn đề liên quan của loại nghệ thuật này. Văn hóa trà đạo Nhật Bản bắt nguồn từ thiền tông Phật giáo vào năm 815 và được xem là một trong ba nét đẹp sơ khai của người Nhật. 

Theo truyền thuyết của người Nhật, vào khoảng thế kỷ thứ 12 có vị cao tăng người Nhật tên là Eisai sang Trung Hoa học đạo. Sau khi trở về, ngài đã đem một số hạt trà và gieo trồng quanh chùa. Từ đó, công dụng và hương vị đặc biệt của trà đã thu hút người dân Nhật thưởng thức và rồi trở thành trà đạo lưu truyền đến nay. 

Bộ trà đạo Nhật Bản

 Thông thường để có được một b trà đạo Nhật Bản hoàn chỉnh chúng cần phải đi kèm với các dụng cụ pha trà đạo Nhật Bản. Những dụng cụ này có thể thấy bên dưới:

  • Ấm đun nước (Tetsubin)
  • Nồi đun nước (Kama)
  • Bát trà (Chawan)
  • Hộp đựng trà (Natsume)
  • Thìa xúc trà (Chasaku)
  • Cây pha trà (Chasen)
  • Ráo múc nước (Shaku)
  • Đựng nước bẩn (Kensui)
  • Kê nắp nồi khi mở (Futaoki)

Phòng trà đạo Nhật Bản

Nếu chưa được tận mắt trải nghiệm thì chắc chắn các bạn sẽ không biết mỗi phòng  sẽ có không gian trà đạo Nhật Bản như thế nào? Ở Nhật, các phòng trà đạo Nhật Bản sẽ được chia làm hai không gian khác nhau.

  • Trà thất: Đây là một loại phòng có kích thước nhỏ chỉ với 3m, bên trong sẽ có các tấm lót ngồi tatami hay chiếu tre xếp theo hình vuông.
  • Trà viên: Đây là không gian của khu vườn. Được thiết kế theo sở thích, nhu cầu ngắm hoa và thưởng thức trà của đại đa số người dân. Tuy vậy, phòng trà này lại ít sử dụng hơn vì đòi hỏi sự trưng bày và vốn đầu tư lớn.

Hướng dẫn cách pha trà đạo đúng nghệ thuật

cách pha trà đạo Nhật Bản

Quy trình 1: Cách dùng nước pha tra

Ở bước đầu tiên, người pha trà cần phải giữ nước ở 800-900 C và phải đựng vào bình thủy. Lưu ý không được dùng nước sôi để pha trà.

Quy trình 2: Làm ấm dụng cụ pha trà

Lúc này bộ ấm trà đạo Nhật Bản và tách uống phải được tráng sơ qua bằng nước sôi. Sau đó, người pha trà cần cho trà vào ấm. 

Quy trình 3: Pha trà

Đây là cách pha trà đạo Nhật Bản cực kỳ quan trọng vì nó sẽ diễn ra 3 lần và 3 thời điểm.

  • Thời điểm 1: Cần pha trà với nước nóng ở 600C sau đó để trà hòa quyện với nước nóng. Thông thường để giảm nhiệt độ của trà chúng ta sẽ rót ra một bình trà khác.
  • Thời điểm 2: Cho nước nóng 800C vào trà trong khoảng 50 giây và rót ra cho khách.
  • Thời điểm 3: Cho nước nóng 900C vào trà khoảng 30 giây, lúc nào nước có thể rót từ bình thủy vào trà mà không cần thông qua bất kì trung gian nào.

Quy trình 4: Rót trà đúng cách

Lúc này, các tách trà sẽ được để trong khay theo thứ tự. Các loại tách tầm 70ml sẽ rót theo quy trình lần đầu 30ml, sau đó tiếp tục với mức rót nhỏ hơn làm sau tổng cộng là 50 ml. Lưu ý khi rót không được rót quá đầy tách.

Quy trình 5: Uống trà

Theo truyền thống văn hóa cách uống trà đạo Nhật Bản thì trước khi uống trà họ sẽ ăn một vài miếng bánh sau đó sẽ đến uống trà, cứ thế quá trình này vẫn tiếp diễn.

Nghi thức trà đạo cực kỳ quan trọng

Trong nghi thức uống trà đạo Nhật Bản, trà sư là người sẽ lau chùi các dụng cụ thật tỉ mỉ và đặt ấm trà lên đun với trang phục truyền thống. Khi trà sư trao tách trà cho người quan trọng. 

Lúc này nhiệm vụ của người uống trà, họ sẽ nâng bát lên thể hiện sự tôn trọng với nhà sư. Sau đó, người thưởng thức sẽ xoay nhẹ bát trà và tránh không uống trà từ phía trước mà chỉ nhấp một ngụm và khen ngợi trà sư. 

Cứ thế, các tách trà sẽ được truyền tay cho đến khi mọi người uống hết. Các món bánh sẽ được chủ quán chuẩn bị khi tiếp tục lượt trà thứ hai. Người thưởng thức cần phải trình bày về ý kiến, nhận xét với cách trình bày dụng cụ cũng như mức độ tinh xảo của nó.

Thông thường, các buổi trà đạo sẽ được kéo dài đến vài giờ và ở Kyoto Nhật Bản là cái tên nổi bật với nền truyền thống văn hóa trà đạo nơi đây.

Văn hoá trà đạo Nhật Bản khác gì với Việt Nam?

so sánh trà đạo Việt Nam và Nhật Bản

Vậy văn hóa trà đạo Nhật và Việt có gì khác nhau và có gì đặc biệt. Dưới đây sẽ là bảng so sánh trà đạo Việt Nam và Nhật Bản, các bạn hãy theo dõi nhé!

Khác nhau Trà đạo Nhật Bản Trà đạo Việt Nam
Lịch sử Xuất hiện vào thế kỷ 15 Xuất hiện vào thời nhà Lê (1428-1788)
Quy trình uống trà Người Nhật thường quan tâm đến quy trình một cách chi tiết như các dụng cụ pha trà, cách pha và cách uống trà một cách nghệ thuật Người Việt quan tâm đến pha trà và thưởng thức trà một cách thoải mái cùng với người bạn của mình.
Ý nghĩa  Trà ở Nhật Bản được nâng lên là trà “ đạo”. Bởi ý nghĩa nó đem lại gắn liền với hòa- kính- thanh- tịnh. Ở Việt Nam, trà đạo được gắn liền với cuộc sống thường ngày giữa các mối quan hệ con người với nhau.

 

Ý nghĩa trà đạo Nhật Bản 

Từ việc uống trà bình thường chuyển sang cách pha và uống trà sau đó đến nghi thức thưởng thức để rồi trở thành trà đạo văn hóa Nhật Bản. Đây là một hình thức nghệ thuật trà đạo Nhật Bản đáng quý và có đầy tính đạo lý với ý nghĩa đích thực: Hòa – Kính- Thanh- Tịnh.  

Hòa

Hòa khí không chỉ giữa những “ trà nhân” – người thưởng thức trà với nhau mà còn hài hòa với cả “ trà thất”- dụng cụ pha trà. Nó như một sợi dây diều gắn kết giữa đất và con diều với nhau. 

Kính

Uống trà cũng là một hình thức để chúng ta tôn kính và tôn trọng “ trà nhân”. Hay nói cách khác, người thưởng thức trà sẽ trân trọng và biết ơn những sự vật, hiện tượng đang hiện hữu xung quanh. 

Thanh

Trà đạo không chỉ là một con đường hay một phép tắc uống trà một cách lịch sự, nhã nhặn. Hơn hết, trà đạo Nhật Bản còn là phương tiện giúp người uống làm trong sạch tâm hồn.

Vốn dĩ “thanh” ở đây chính là sự thanh khiết, một tâm hồn thánh thiện và khiêm nhường. Vì thế khi uống trà đạo người ta cần phải hòa mình vào thiên nhiên, tu tâm sửa tánh và nuôi dưỡng tâm hồn bên trong.

Tịnh

Khi người thưởng thức trà đã đạt được hòa-kính-thanh thì lúc này tịch sẽ được sinh ra. Tịnh chính là trong từng lời nói hành vi, cử động sẽ được ý thức một cách chặt chẽ. 

Lúc này tâm người thưởng thức trà có thể rung cảm trước mọi thứ hiện hữu xung quanh. Y như rằng một chiếc lá rơi có thể lắng nghe và thấu hiểu nó. Đây cũng là mà ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản có được.

>> Tham khảo thêm: Những đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản

Kết luận

Qua những thông tin hữu ích về trà đạo Nhật Bản ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Nhật Bản. Con người nơi đây không chỉ chịu thương chịu khó mà còn có những nét đẹp truyền thống đầy ý nghĩa. Uống trà đạo không chỉ để hiểu mà còn được trải nghiệm đầy đủ các giá trị tâm hồn. Theo dõi Sunny để cập nhật thêm thông tin về du học Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

duhocsunny-register-form

Đăng ký tư vấn thông tin du học

Tổng đài 024.7777.1990
Hotline Hà nội 083.509.9456 HCM 039.372.5155
duhocsunny-call
duhocsunny-contact-form