Những nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản

1659 0

5/5 - (1 bình chọn)

Văn hóa Nhật Bản là một trong những văn hóa lâu đời và đặc trưng nhất thế giới. Có thể nói chính yếu tố con người đã tạo nên một đất nước giàu truyền thống và nhân văn như vậy. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá một số đặc trưng về văn hóa và phong tục Nhật Bản. 

Tìm hiểu chung về văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, khi nhắc tới đất nước Nhật Bản chắc chắn người ta sẽ nghĩ tới con người nơi đây cùng những phong tục tập quán đặc biệt. Khi nói về văn hóa Nhật Bản, có nhiều lý do giải thích khác nhau một trong số đó nói về vị trí địa lý của đất nước này. 

văn hóa nhật bản

Nhật Bản là một hòn đảo, trước năm 1945 chưa bị chiếm đóng bởi thực dân nên giúp Nhật Bản phát triển nền văn hóa truyền thống và thuần nhất. Nhưng một số ý kiến cho rằng, Nhật Bản là đất nước khắc nghiệt nên đã tạo nên môi trường đào tạo con người, từ con người hình thành nên một đất nước đẹp và văn minh. 

Nét đẹp văn hóa Nhật Bản để lại cho khách thập phương tới đây những ấn tượng cực tốt, có nhiều người cho rằng chính con người Nhật đã tạo dựng lên môi trường sống tốt. Con người Nhật Bản có đức lễ phép, biết tự lập, trung thành, chân thực, biết kiểm soát bản thân, sống và làm việc có nguyên tắc. 

Nét đẹp văn hóa con người Nhật Bản

Để cảm nhận về nền văn hóa nhật bản một cách chính xác nhất, con người Nhật Bản chính là yếu tố cần nhắc tới đầu tiên. Tại Nhật Bản con người có rất nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng. 

Văn hóa trà đạo

văn hóa trà đạo

Văn hóa trà đạo có từ rất lâu đời khoảng giữa thế kỷ VII, lâu dần trà đạo trở thành một nét văn hóa truyền thống. Khi nhắc tới các văn hóa Nhật Bản là nhắc tới tà đạo. Trà đạo của Nhật Bản thường gắn liền với triết lý về con người:  “hòa” – “kính” – “thanh” – “tịch”. Đây chính là tinh thần thưởng trà của con người nơi đây. 

Thưởng trà không chỉ đơn thuần là uống trà mà còn để cảm nhận về con người và cuộc sống. Trong triết lý  “hòa” – “kính” – “thanh” – “tịch”, chúng ta có thể hiểu “hòa” chính là hòa bình, “kính” là tôn trọng, “thanh” tịnh tâm và thuần khiết, cuối cùng là “tịch” chính là an nhàn điều tất cả mọi người đều hướng đến. 

Văn hóa trang phục Kimono 

kimono

Kimono là một loại trang phục truyền thống tại Nhật thường được mặc trong các dịp quan trọng, cũng giống như ở Việt Nam áo dài chính là trang phục truyền thống. Tuổi thọ của Kimono tính tới nay đã ngót nghét cả trăm năm. Mặc dù với xu thế hội nhập phát triển như hiện nay, Kimono không bị phai mờ mà còn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn. 

Kimono tại Nhật thường chỉ mặc trong đám hỏi, lễ hội hoặc các sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, đối với bạn bè quốc tế họ coi Kimono là một nét đặc trưng khi đến Nhật nên thường sử dụng để mặc chụp ảnh, thăm quan và lưu giữ kỉ niệm. 

>> Xem thêm: Các loại kimono ở Nhật Bản

Văn hóa xứ sở Phù Tang – Geisha

văn hóa geisha

Khi nhắc tới văn hóa Nhật là chúng ta nghĩ ngay tới văn hóa Geisha tại vùng đất Phù Tang. Văn hóa Geisha được hiểu là các diễn viên sẽ hóa thành từng nhân vật để biểu diễn nghệ thuật. Văn hóa này xuất hiện vào năm 1750, khi đó các diễn viên hầu hết là nam. Cho tới nay, văn hóa này vẫn rất phổ biến tại Nhật Bản, được nhiều du khách ưa thích. 

Văn hóa uống rượu Sake

uống rượu sake

Sake là một loại rượu đặc trưng của con người Nhật, loại rượu này chủ yếu nấu từ gạo và phải trải qua nhiều công đoạn lên men phức tạp. Theo văn hóa Nhật Bản rượu sake sẽ được rót theo thứ tự từ già tới trẻ. Khi bạn được một ai đó rót rượu sake bạn cần đỡ bằng hau tay, một tay bưng cốc và một tay đỡ phía dưới. 

Văn hóa võ sĩ đạo

võ sĩ đạo

Đi cùng nhiều nét đẹp văn hóa lâu đời, võ sĩ là một biểu tượng cho lối sống nghị, quyết tâm mà người Nhật luôn muốn hướng tới. Có thể nói, văn hóa võ sĩ đạo thể hiện tinh thần của con người Nhật. 

Lý do xuất hiện văn hóa võ sĩ đạo tại Nhật là: Để trở thành một võ sĩ thì mỗi người cần đáp ứng những tiêu chuẩn như lễ phép, nhân từ, lòng trung thành, biết kiểm soát bản thân, nghị lực và kiên cường. Đây cũng chính là những đặc điểm tốt mà người Nhật muốn hướng tới. 

Văn hóa chào hỏi 

văn hóa chào hỏi

Người Nhật có văn hóa chào hỏi được rất nhiều người biết đến, họ tạo lên sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nếu các nước khác thường có kiểu chào cơ bản như bắt tay, ôm nhẹ thì ở Nhật Bản họ bày tỏ sự thành kính qua cái cúi đầu. 

Ở mỗi người khi gặp từng đối tượng khác nhau họ sẽ có cách cúi đầu khác nhau. Ví dụ cúi dưới 15 độ đối với bạn bè, đồng nghiệp đây là kiểu giao tiếp thông thường; cúi đầu 30 độ thể hiện thái độ lịch sự hơn đối với bề trên mình; cúi đầu 45 độ đối với những người có ơn với mình. Tưởng chừng cúi đầu là đơn giản nhưng ở Nhật Bản tư thế cúi đầu thể hiện tình cảm, thái độ của mình đối với người đối diện.

Văn hóa cởi giày 

văn hóa cởi giày

Có thể coi văn hóa cởi giày là phép lịch sự tối thiểu tại đất nước Nhật Bản, tuy nhiên không phải bất cứ địa điểm nào cũng cần phải cởi giày. 

Thông thường, bạn sẽ phải cởi giày khi đi vào nhà, đền chùa hoặc các nhà hàng ngồi bệt. Chính vì vậy để thuận tiện hơn bạn nên tìm hiểu trước khi đến hoặc quan sát mọi người xung quanh. 

Nền văn hóa nhật bản rất đa dạng, tuy nhiên đây là một số văn hóa nổi bật cần chú nhất khi bạn đi du học hoặc ghé thăm đất nước này. 

Những phong tục của Nhật Bản mà bạn nên biết

Bên cạnh những nét đẹp về văn hóa thì văn hóa phong tục nhật bản cũng là điều mà bạn cần chú ý. Để dễ dàng hòa nhập với cuộc sống con người Nhật, bạn cần biết những phong tục độc truyền thống của họ. 

Tiệc Bonenkai

Tiệc bonenkai

Tiệc Bonenkai còn được biết đến là tiệc chúc mừng năm mới, đây là dịp để tất cả mọi người loại loại bỏ những điều xui, buồn phiền đón nhận một khoảng thời gian tới tươi đẹp và tuyệt vời. Các công ty tại Nhật Bản hầu hết cuối năm đều tổ chức tiệc Bonenkai. Tuy nhiên, tiệc  Bonenkai không chỉ dừng lại quy mô công sở mà người Nhật còn có thể tổ chức tiệc  Bonenkai cùng với gia đình và bạn bè. Thời gian tổ chức tiệc  Bonenkai sẽ tập trung giải đều trong tháng 12 tức tháng cuối năm. 

Fukusasa cành tre may mắn

cành tre may mắn

Tại Nhật người ta có quan niệm rằng cành tre Fukusasa sẽ mang lại may mắn. Chính vì vậy, tại các đền đài cành tre Fukusasa sẽ được bán vào tháng 1 hằng năm. Bên cạnh đó, cành tre may mắn Fukusasa cũng được bán tại một số địa điểm tổ chức sự kiện lớn tại Nhật. Theo thống kê, hằng năm có đến 1 triệu người đến địa điểm bán để mua cành tre Fukusasa với mong muốn may mắn trong cả năm. 

Lễ hội đốt núi Yamazaki

lễ hội đốt núi yamayaki

Lễ hội văn hóa nhật bản Yamazaki trong tiếng Nhật có nghĩa là đốt núi, nghi lễ này sẽ được tổ chức hàng năm khi mùa xuân đến. Khi đến mùa lễ hội Yamazaki người ta sẽ tiến hành đốt lửa trên ngọn núi có tên Wakakusayama Nara, thông thường lễ hội này sẽ đi kèm với một số nghi thức như thả đèn trời hoặc bắn pháo hoa. 

Nguồn gốc của lễ hội Yamazaki được cho là bắt nguồn từ các cuộc xung đột biên giới của nara. Lễ hội này hàng năm đều được tổ chức vào thứ 7 tuần thứ 4 của tháng 1 hàng năm để ôn lại lịch sử, đồng thời cầu phúc năm mới. 

Làm bánh Mochi

bánh mochi

Mochi là một loại bánh truyền thống của Nhật Bản có đặc điểm hơi giống bánh dày của Việt Nam. Để làm bánh mochi người Nhật phải mất thời gian để ngâm gạo rồi tiến hành nghiền thành một mịn bằng đá “usu”. Bánh mochi là loại bánh phổ biến ở Nhật Bản nhưng nó rất có ý nghĩa. Bánh mochi tượng trưng cho sự đủ đầy, no ấm và hạnh phúc và thường được các gia đình làm vào mỗi dịp Tết. 

Ném muối sumo

ném muối sumo

Ném muối sumo gắn liền với mỗi môn thể thao ở Nhật, lâu dần nó trở thành đặc trưng văn hóa nhật bản. Trước mỗi trận đấu chúng ta thường thấy các tuyển thủ ném một nắm muối lên trời nhằm xua đuổi các thế lực ma quỷ.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp toàn bộ thông tin về phong tục văn hóa Nhật Bản nếu bạn còn bất câu hỏi về văn hóa nhật bản hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp. Theo dõi du học Sunny để biết thêm các thông tin về du học nhật bản nhé!

Trả lời
duhocsunny-register-form

Đăng ký tư vấn thông tin du học

Tổng đài 024.7777.1990
Hotline Hà nội 083.509.9456 HCM 039.372.5155
duhocsunny-call
duhocsunny-contact-form