Kimono nhật bản – Một phần tất yếu trong truyền thống “xứ hoa Anh đào”
3787 0
Nhắc đến trang phục truyền thống của Nhật Bản là nhắc đến Kimono. Được mệnh danh là tuyệt tác thanh tao của kỹ thuật dệt – nhuộm với những đường nét phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Nhật Bản. Để hiểu thêm về văn hóa trang phục Kimono nhật bản, mời bạn hãy cùng Sunny theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về kimono nhật bản
Lịch sử Kimono nhật bản
Hiện nay, chúng ta được biết đến Kimono là trang phục truyền thống của đất nước Nhật Bản, nhưng có nhiều nguồn ghi chép rằng, nguồn gốc của nó là từ Trung Quốc.
Nguyên mẫu của Kimono ngày nay là Kosode – loại trang phục có hình sáng như một chiếc áo Yukata đơn giản, được giới quý tộc sử dụng trong thế kỷ 12 đến 15. Về sau, Kosode đã được đính thêm những chi tiết quan trọng như hoa lá, các họa tiết cầu kỳ khác. Sau đó, Kosode dần dần phát triển và rẽ nhánh thành các loại Kimono khác nhau hiện nay như Furisode.
Thiết kế nguyên thủy của Kimono được thiết kế với cánh tay xẻ dài, chạm ngưỡng đất. Bên trong là nhiều lớp áo mỏng, được phối với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau. Cho dù là ngày xưa hay hiện đại, để có được 1 bộ Kimono được may thủ công thì bạn cũng cần phải bỏ ra một số tiền khá lớn. Vì vậy chỉ vào những dịp lễ đặc biệt, chúng ta mới thấy các bộ trang phục Kimono xuất hiện trên đường phố.
Văn hóa kimono nhật bản
Văn hóa kimono và đất nước nhật bản
- Kimono nhật bản là trang phục truyền thống của nhật bản. Tất cả gu thẩm mỹ, cung như sự ban tặng của thiên niên đã được người dân thể hiện hết trên bộ kimono
- Mỗi một bộ kimono nhật bản có chất liệu và họa tiết đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với thiên nhiên và thời tiết tại Nhật Bản.
Tinh túy nghề thủ công mà người Nhật luôn tự hào
- Những bộ kimono handmade chính là những bộ đắt giá nhất, được làm từ những nghệ nhân giàu kinh nghiệm.
- Các kỹ thuật đã được lưu truyền như một nghề thủ công truyền thống ở nhiều nơi khác nhau như Nishijin Ori, Kyo Yuzen, Kaga Yuzen, Oshima Tsumugi và Huang Hachijo.
Kimono – Nét đẹp truyền thống trường tồn mãi trong lòng người Nhật
- Kimono đã được truyền lại và có nhiều sự thay đổi qua nhiều thời gian lịch sử, và là một nét đẹp truyền thống mà người Nhật luôn tự hào.
- Kimono là trang phục không thể thiếu trong các dịp lễ trang trọng trong cuộc sống hàng ngày, đây như là đời sống tinh thần mà người Nhật không thể thiếu.
Thiết kế đặc trưng của 1 bộ kimono của nhật bản
Để có được một bộ kimono nhật bản đẹp, độc đáo, người nghệ nhân phải chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ nhất. Từ khâu chọn vải, chọn màu, trang trí hoa văn đến việc lựa chọn phụ kiện đi kèm.
Kimono được thiết kế gồm 8 mảnh ghép có thể điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp với số đo của người mặc nó, màu sắc của kimono thường biểu thị các mùa trong năm, và mỗi tầng lớp xã hội sẽ có màu sắc riêng cho mình.
Để có được một bộ kimono nhật bản hoàn chỉnh, phải cần có những chi tiết sau đây:
- Kimono: Đây là phần trang phục chính, được làm từ những chất liệu vải khác nhau: bông, lanh, len, lụa,… nó phụ thuộc vào yêu cầu của người mặc.
- Obi: Chiếc thắt lưng được buộc quanh áo kimono có tác dụng cố định, và tôn vòng 2 của người mặc lên, và cũng có rất nhiều cách thắt obi khác nhau.
- Juban: Đây là loại áo lót, dùng để mặc cùng với kimono thường sẽ có màu sắc tương đồng với áo kimono.
- Koshi-himo: Một chiếc khăn buộc ở thắt lưng để cố định áo kimono, tránh trường hợp áo bị tuột hoặc nhăn khi di chuyển.
- Datejime: Một chiếc thắt lưng khác, có vị trí ở dưới Obi
- Tabi: Một loại tất đặc trưng để mặc với Kimono. Phần ngón chân được chia làm 2 phần để đi với loại dép truyền thống của Nhật Bản.
- Geta, Zori: Loại dép truyền thống để mặc với kimono, chúng có vẻ ngoài khá giống với những đôi xăng-đan ở thời nay.
Hướng dẫn cách mặc kimono nhật bản
Bước 1: Trước khi mặc kimono nhật bản
- Trang điểm tự nhiên, phù hợp với sự kiện sắp diễn ra
- Búi tóc gọn sau gáy
- Mang vớ Tabi, khoác bộ Juban, vạt áo bên trái đè lên vạt áo bên phải
- Lần lượt quấn Koshi-himo và Date-jime để cố định Juban.
Bước 2: Tiến hành mặc áo kimono
- Khoác áo kimono, vạt trái nằm trên vạt phải. Căn chỉnh độ dài vừa chấm mắt cá chân.
- Dùng day Koshi-himo cố định lại kimono
Bước 3: Chỉnh sửa phần kimono
- Thả vạt áo dư sa khi căn chỉnh độ dài xuống. Kéo vạt áo cho phẳng phiu, đặc biệt chú ý nếp áo sau lưng, kéo thẳng và cố định bằng dây Koshi-himo.
- Đặc biệt, nên kéo cổ áo về phía sau nhiều hơn 1 chút, để lộ ra phần gáy trông rất gợi cảm.
Bước 4: Cố định bằng Date-jime
- Cổ áo của Kimono và Juban chồng khít lên nhau, không để khe hở nào.
- Đối với người trẻ tuổi, phần cổ áo nên che khuất chỗ lõm sát bờ trên xương ức.
Bước 5: Tấm Obi-ita
- Lót tấm Obi-ita ở bụng trước khi quấn thắt lưng obi để tạo dáng thẳng đứng cho kimino
- Đối với người trẻ, nên thắt Obi ở vị trí cao hơn phần xương hông một chút. Tuổi càng cao thì vị trí Obi càng thấp.
Bước 6: Thắt Obi-ita
- Có nhiều kiểu thắt Obi-ita, bạn có thể thắt kiểu vuông bằng Nagoya-obi; hoặc Ichiju-daiko.
- Hoa văn trên dải Obi thường trải dài và tùy vào sở thích của mỗi người để chọn loại hoa văn trên Obi.
Bước 7:Tấm Obi-age
- Quấn thêm Obi-age để trang trí, đây là một trong những yếu ố quyết định vẻ đẹp và sự khác biệt giữa các bộ đồ Kimono.
Bước 8: Dây Obijime
- Cuối cùng, thắt thêm dây Obijime để tạo điểm nhấn cho bộ Kimono.
- Đầu dây sau khi cột nếu hướng lên trên sẽ mang nghĩa hạnh phúc, sung túc. Ngược lại, khi hướng xuống dưới mang ý nghĩa chia buồn.
Các loại kimono của nhật bản
Tuy được gọi chung là kimono, nhưng vào mỗi dịp khác nhau, Kimono sẽ có rất nhiều loại. Hãy cùng tìm hiểu 8 loại kimono nhật bản phổ biến nhất nhé!
Shiromuku (白無垢)
Đây là trang phục cưới của cô dâu khi tổ chức lễ kết hôn tại đền thờ Thần dạo. Tone màu chủ đạo của trang phục chính là màu trắng, thể hiện sự thuần khiết, trong trắng của người phụ nữ.Sau khi đã tiến hành xong lễ thành hôn, cô dâu sẽ được thay sang một bộ đồ khác với màu sắc rực rỡ hơn, được gọi là Iro-uchikake, với ý nghĩa “đã trở thành một thành viên của gia đình nhà chồng”.
Furisode (振袖)
Đây là bộ trang phục có địa vị cao nhất, trang trọng nhất trong các loại kimono nhật bản. Đây là loại kimono dành cho các cô gái chưa lập gia đình, với thiết kế ống tay áo bản lớn, để các cô gái phe phẩy, thể hiện sự dịu dàng, nữ tính.
Tomesode (留袖)
Đối với người phụ nữ đã kết hôn thì đây chính là bộ trang phục “ đẹp nhất. Khác với Furisode (振袖), Tomesode (留袖) có ống tay áo nhỏ hơn, màu sắc nhẹ nhàng, đằm thắm hơn thể hiện tính tình dịu dàng của người phụ nữ trong gia đình.
Homongi (訪問着)
“Homon” trong tiếng Nhật, có nghĩa là thăm viếng gia đình ai đó. Houmongi (訪問着) thường được mặc vào những dịp lễ trang trọng ở Nhật Bản. Màu sắc chủ yếu của loại kimono này là màu trầm, an tĩnh.
Tsukesage (付下げ)
Đây là bộ trang phục được những người phụ nữ Nhật Bản lựa chọn mặc vào thời chiến bởi tính giản dị, nhẹ nhàng mà nó mang lại. Các họa tiết đơn giản, chạy dọc toàn thân, không quá nổi bật nhưng lại rất đằm thắm.
Iromuji (色無地)
Đây là loại kimono được nhuộm đơn sắc, trừ màu đen, mang đến sự thanh lịch, gọn gàng cho người mặc. Người ta thường mặc Iromuji (色無地) để đi dạo phố ban ngày vì tính nhẹ nhàng cũng như đơn giản của chúng.
Tsumugi (紬)
Đây là loại kimono sản xuất 100% từ lụa, được xem là loại trang nhã nhất và được nhiều ch em phụ nữ yêu thích nhất. Với bề ngoài khá đơn giản, nên đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những buổi dạo chơi ngoài phố, những buổi tiệc trà chiều cùng chị em tâm sự.
Komon (小紋)
Loại kimono nhật bản này có đặc trưng là các hoa văn được lặp đi lặp lại trên áo. Chị em có thể lựa chọn những mẫu hoa văn mình yêu thích, và yêu cầu thợ may làm.
Lễ hội kimono ở nhật bản
Lễ hội Kimono Tokamachi – Sự kiện đáng tự hào của người Nhật
Lễ hội này diễn ra tại thị trấn nhỏ mang tên Tokamachi – tỉnh Niigata, nằm ở phía biển Nhật Bản, thuộc tiểu vùng Hokuriku, vùng Chubu trên đảo Honshu.
Để bày tỏ lòng kính nghiệp với ngành công nghiệp chủ lực trong vùng cũng như gìn giữ vẻ đẹp của trang phục truyền thống, vào ngày 3.5 hàng năm, tại đây sẽ tổ chức lễ hội Kimono Tokamachi.
Tham gia lễ hội không chỉ có người dân địa phương mà còn có rất nhiều du khách trong nước đến ngoài nước ghé thăm. Những chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng với những bộ Kimono đầy sắc màu trên phố sẽ đem đến cảm giác vui tươi, nhộn nhịp.
Ngoài ra, ở Nhật Bản còn rất nhiều các dịp, lễ khác mà người dân mặc áo Kimono. Nếu có cơ hội đến với xứ hoa anh đào, thì nhất định phải tham gia lễ hội này để trải nghiệm cảm giác khoác trên mình bộ đồ kimono Nhật Bản nhé!
Lời kết:
Bài viết trên đây Sunny đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về kimono nhật bản. Nếu như bạn có niềm đam mê với bộ trang phục truyền thống này, thì còn chần chừ gì mà chưa đến với xứ Phù Tang. Tất cả những thông tin về du học nhật bản, liên hệ hotline: 02477771990 để được giải đáp nhanh nhất!