Sơ lược lịch sử phát triển của các tôn giáo Hàn Quốc hiện nay

13959 0

4/5 - (2 bình chọn)

Hàn Quốc có thể được coi như là điểm hội tụ của các tôn giáo khác nhau. Các nhóm tôn giáo này cùng tồn tại, đan xen, tác động lẫn nhau và cùng nhau góp phần tạo nên đời sống tôn giáo Hàn Quốc phong phú, đa dạng. Hôm nay hãy cùng Sunny tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển của các tôn giáo lớn tại Hàn Quốc nhé!

Khát quát về tôn giáo Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc tôn giáo tín ngưỡng và các hoạt động liên quan được tự do phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều có mặt tại nơi đây như Phật giáo, Thiên Chúa giáo (Kitô giáo, Cơ Đốc giáo), Nho giáo, Hồi giáo,…

Không có tôn giáo nào được đặt lên trên so với những tôn giáo khác, các tôn giáo này bình đẳng với nhau, cùng chung sống hòa bình, chi phối lẫn nhau, trau dồi cho nhau và tồn tại song song, hài hòa với những tín ngưỡng dân gian.

Có một nhận định về tôn giáo ở Hàn Quốc, đại ý như sau: “Tôn giáo đầu tiên ở Hàn Quốc là Shaman giáo, tôn giáo uyên thâm nhất là Phật giáo, tôn giáo phổ biến nhất là Nho giáo, và tôn giáo ra đời muộn nhất là Thiên chúa giáo, nhưng đây lại là dòng tôn giáo sôi nổi nhất”.

Thuở nguyên sơ, người Hàn Quốc tin vào các linh hồn tồn tại trong tự nhiên như hồn núi, hồn sông, hồn của thiên đàng và sao sáng, hồn của mặt trời và mặt trăng. Do vậy, họ thường xuyên tổ chức các lễ hội theo từng mùa để phục vụ cho hoạt động nông nghiệp.

Thời kì này, con người cũng thờ phụng tổ tiên và sáng tác những câu chuyện thần thoại về thời kì nguyên thuỷ của các cộng đồng bộ tộc xa xưa. Tiêu biểu nhất là thần thoại Dangun.

Hoàng tử Hwan Woong, con trai của Hwan In (Thượng đế) đã kết hôn với Woongnyo – một con gấu đã được hóa thành người và sinh ra một người con trai đặt tên là Dangun. Sau này, Hoàng tử Dangun đã sáng lập ra Triều đại Joseon cổ (Gojoseon).

Thần thoại Dangun tượng trưng cho sự hoà hợp giữa trời và đất, một chủ đề xuyên suốt hầu hết các tác phẩm thần thoại đầu tiên của những nhà nước cổ như Puyeo (100 – 494 CN), Goguryeo (37 TCN – 668 CN) và Silla (57 TCN – 935 CN).

tôn giáo Hàn Quốc

Khi xã hội có tổ chức ra đời, tạo hóa không phải là thứ duy nhất được tôn thờ, người ta còn tin vào sự tồn tại của các vị thần cai quản các nơi và sự tồn tại của linh hồn con người.

Tất cả các nghi lễ thờ cúng thần linh quan trọng đều do pháp sư chủ tọa. Các vị pháp sư được kính trọng như thể họ là thần tiên. Loại tín ngưỡng này được gọi là Shaman giáo.

Khi một nhóm người đặc biệt được các thần linh đến thăm thì pháp sư đóng vai trò là người trung gian. Họ xoa dịu những linh hồn giận dữ và hàn gắn nỗi đau bằng việc xua đuổi linh hồn quỷ dữ. Họ cũng là những nhà tiên tri có thể đoán trước thời vận của từng cá nhân tín đồ cũng như của toàn thể cộng đồng.

Nguồn tư liệu về lịch sử Hàn Quốc cổ cho thấy một số pháp sư phụng sự là cố vấn hoàng gia, giải thích ý nghĩa của các sự kiện tự nhiên bất thường nào đó và nói cho triều thần biết những việc cần làm để tránh thiên tai.

Trong suốt các giai đoạn lịch sử đất nước Hàn Quốc và cho tới ngày nay, pháp sư đóng vai trò như người hàn gắn, nhà tiên tri, trung gian tâm linh.

Vào thời kì Tam Quốc gồm có Cao Câu Ly, Bách Tế, và Tân La, các pháp sư chính thức của triều đình bị mất địa vị, trở thành các thầy phù thủy và thầy bói dạo. Khoảng thời gian này cũng chính là lúc Phật giáo và Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc (thế kỷ IV, V).

Trải qua các thời kỳ Tam Quốc, Shilla thống nhất và Koryo, đến khoảng cuối thế kỷ XII, Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính và Nho giáo phát triển thành hệ tư tưởng chính trị.

Ở thời đại Chosun (1392 – 1910), Nho giáo phát triển cực thịnh còn Phật giáo bị kìm hãm. Cuối thời đại Chosun, Thiên chúa giáo được truyền vào Hàn Quốc.

Hiện nay, tôn giáo tại Hàn Quốc có sự phân bố như sau: 49% theo đạo Phật, 49% theo Kitô giáo (trong đó có 39% theo Tin lành và 10% theo Thiên chúa giáo), 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác.

Các tôn giáo lớn tại Hàn Quốc hiện nay

Shaman giáo

Shaman giáo

Shaman giáo tại Hàn Quốc, có nguồn gốc từ Shaman giáo Xiberi, phát triển dưới ảnh hưởng của các tôn giáo khác như Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo. Shaman giáo là tôn giáo nguyên thuỷ chưa có tính hệ thống nhưng lại thấm sâu vào đời sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc qua các câu chuyện dân gian và phong tục tập quán.

Khi có sự du nhập của đạo Khổng và đạo Phật ở Hàn Quốc, Shaman giáo dần mất đi chỗ đứng trong sự nghiệp chính trị xã hội. Tuy đạo Khổng và đạo Phật trở thành công cụ cai trị nhân dân nhưng đạo Shaman vẫn còn tác động lâu dài.

Đạo Shaman bao gồm nghi lễ thờ cúng hàng ngàn những linh hồn mà người ta tin là đã hoà vào trong thế giới tự nhiên, như đá, cây cỏ, núi non, suối và bầu trời. Nghi lễ shaman, giàu chất phù thuỷ, tà ma, mang những nét độc đáo của nghệ thuật sân khấu trong âm nhạc và vũ điệu.

Shaman giáo luôn là tôn giáo của những người dân lao động, luôn gần gũi với tinh thần cũng như cuộc sống thường ngày của họ. Cũng chính nhờ vào đức tin của những người dân thường này mà tính ảnh hưởng của Shaman giáo chưa bao giờ bị mất đi, vẫn hưng thịnh tại Hàn Quốc và là tôn giáo chủ đạo của người Hàn Quốc, một phương diện quan trọng trong nền văn hoá của dân xứ kim chi.

Phật giáo

Phật giáo

Trong các đạo giáo ở Hàn Quốc, Phật giáo là tôn giáo đầu tiên du nhập vào đây và có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Hàn Quốc.

Năm 372, Nhà sư Sundo, tới từ thời Tiên Tần ở Trung Quốc đã truyền bá Đạo Phật vào triều đại Goguryeo. Năm 384, nhà sư Malananda đến từ bang Đông Tấn Trung Quốc đã đưa đạo Phật vào Baekje. Khoảng giữa thế kỷ XV, nhà sư Ado từ vương quốc Goguryeo đã truyền bá đạo Phật vào vương quốc Silla.

Thời bấy giờ, đạo Phật là chỗ dựa tinh thần phù hợp với cơ cấu thống trị nên được cả 3 giai cấp thống trị của 3 vương quốc ủng hộ và Đức Phật cũng là biểu tượng thờ cúng duy nhất. Nhiều chùa và miếu thờ được dựng lên, nhiều khu thánh địa thờ cúng có các tượng Đức Phật và Bồ tát bằng vàng, số lượng tín đồ Phật giáo không ngừng tăng nhanh.

Phật giáo đã mang lại một sự chuyển biến lớn trong đời sống tôn giáo của người dân Hàn Quốc cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của văn hoá. Các tăng sỹ không chỉ đơn thuần đem đến một đức tin mới mà còn mang lại nền văn hoá tiên tiến. Tăng sỹ là chuyên gia về kiến trúc, chữ viết, thủ công, y dược và thậm chí về những vấn đề chính trị, ngoại giao.

Ngày nay, đến Hàn Quốc, hiếm thấy một người dân Hàn nào không đi lễ Phật, không bị ảnh hưởng sâu sắc bởi bầu không khí thanh bình của đạo Phật. Những ngôi đền thờ Phật nổi tiếng, hầu hết nằm trên những vùng núi tuyệt đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm viếng trong năm, và ngày Phật Đản ở Hàn Quốc được coi là ngày Quốc lễ –ngày tổ chức lễ hội trên toàn thể đất nước.

Khổng giáo

Khổng giáo

Người ta không biết chính xác thời điểm đạo Khổng du nhập vào Hàn Quốc mà chỉ có thể phỏng đoán rằng Khổng giáo du nhập vào Hàn Quốc cùng với ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc.

Vào thời kì Silla hợp nhất (668-935) và Vương triều Goryeo (918-1392), Hàn Quốc đã trở thành nhà nước hoàn toàn quan liêu do các uỷ viên giáo hội được dạy dỗ rèn luyện trong tư tưởng và triết học chính trị Khổng giáo điều hành.

Sự phát triển công cuộc Khổng giáo hoá trong xã hội Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh điểm vào triều đại Yi của Vương triều Joseon (1392-1910), một triều đại được xây dựng rõ ràng trên hệ tư tưởng Khổng giáo.

Trong suốt thời kì này, Khổng giáo dần được thiết lập vững chắc trong xã hội nước Hàn, ảnh hưởng tới mọi khía cạnh đời sống từ gia đình đến nhà nước, từ dân thường đến tầng lớp thượng lưu cầm quyền.

Đạo Khổng du nhập vào Hàn Quốc mang đến cả những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Vô số những phong tục và đức tính tốt của người dân Hàn Quốc như lòng hiếu thảo, kính trọng bề trên, quan điểm đạo đức và lòng hăng hái học tập đều xuất phát từ đạo Khổng.

Bên cạnh đó, một số những mặt tiêu cực khác cũng là sự kế thừa đạo Khổng như chủ nghĩa tuân thủ xã hội, chủ nghĩa độc tài, sự phân biệt đối xử về giới và tuổi tác.

Thiên chúa giáo

Thiên chúa giáo

Đạo Thiên chúa được truyền bá vào Hàn Quốc vào thế kỷ XVII, khi chư hầu đi cống nạp Trung Quốc hàng năm đem về các bản chép lại tài liệu truyền giáo của Matteo Ricci viết bằng chữ Hán.

Các tài liệu này không chỉ đề cập đến các đạo lý của Thiên Chúa giáo mà còn cung cấp những phương diện tri thức của phương tây như lịch tính theo mặt trời (dương lịch) và nhiều vấn đề khác mà các học giả nghiên cứu của Silhak – trường phái học thuật thực hành – triều đại Joseon quan tâm.

Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), số lượng các tổ chức cứu tế và các phái đoàn truyền giáo đạo Thiên Chúa không ngừng tăng lên. Giáo hội Công giáo Hàn Quốc ngày càng phát triển và hệ thống phẩm trật được thiết lập chính thức vào năm 1962.

Hiện nay, Thiên chúa giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Hàn Quốc.

Tin lành

Đạo tin lành ở Hàn Quốc chủ yếu do người truyền giáo nước ngoài, nổi trội là người Bắc Mĩ, truyền bá vào Hàn Quốc năm 1884 và lan rộng khắp cả nước.

Các nhà truyền giáo đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội Hàn Quốc. Họ xây dựng nhiều trường học và bệnh viện hiện đại, đưa vào Hàn Quốc một loạt các hoạt động văn hoá hiện đại như âm nhạc, thể thao, tạp chí phương Tây. Vì vậy, đạo Tin lành đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và truyền bá văn hoá hiện đại phương Tây vào Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Đạo Tin lành đã có đóng góp to lớn trong việc truyền bá chữ viết cho nhân dân Hàn Quốc thông qua bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Hàn và tầm quan trọng của chữ viết khi nghiên cứu kinh thánh.

Ở Hàn Quốc, Đạo Tin lành phát triển vô cùng mạnh mẽ và Giáo hội Tin lành Hàn Quốc được xem như là giáo hội Tin lành sôi nổi nhất trên thế giới, và gửi người truyền giáo tới mọi lục địa.

Hồi giáo

Hồi giáo

Đầu thế kỷ 20, khi Hàn Quốc còn ở dưới ách cai trị của thực dân Nhật, những người dân Hàn bị cưỡng chế di trú sang Mãn Châu (Trung Quốc) và một bộ phận nhỏ trong số họ trở thành hững người Hàn Quốc đầu tiên gia nhập Hồi giáo.

Tuy nhiên, cho đến khi quân đội Thổ Nhĩ Kì đến Hàn Quốc tham gia vào chiến tranh Hàn Quốc (1950 – 1953) với tư cách là một bộ phận của Bộ Tư Lệnh Liên hợp quốc, các hoạt động truyền bá Hồi giáo mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

Tháng 09/ 1955, Lễ nhập đạo cho các tín đồ Hàn Quốc theo đạo Hồi được tổ chức và theo sau là lễ suy cử một vị Imam người Hàn Quốc đầu tiên. Năm 1967, Hội Hồi giáo Hàn Quốc được mở rộng và tổ chức lại thành Liên đoàn Hồi giáo Hàn Quốc và một thánh đường Hồi giáo trung tâm được đặt ở Seoul năm 1976.

Sau đó, thánh đường tại các thành phố lớn như Busan, Daegu, Cheonju, Gwangju, Ansan, Anyang,… lần lượt ra đời.

Phật giáo hiện đại (Wonbulgyo)

Phật hiện đại Wonbulgyo là một tôn giáo chú trọng sự giác ngộ bằng chân lý, và áp dụng tri kiến ấy vào cuộc sống hàng ngày. Cái tên Wonbulgyo, là tên ghép từ những chữ thể hiện chân lý, giác ngộ, và chỉ dạy: “Won” tức là vòng tròn đồng nhất, tượng trưng cho chân lý tối thượng. “Bul” nghĩa là giác ngộ, và “gyo” nghĩa là truyền dạy chân lý.

Thiên Đường giáo (Cheondogyo)

Vào những năm 1860, một phong trào xã hội và công nghệ nhằm chống lại sự cạnh tranh tràn lan và xâm lấn của các trào lưu nước ngoài ra đời. Lúc đó gọi là Donghak (Đông học) để đối lập với “Tây học”. Đây chính là khởi đầu cho sự thành lập Thiên Đường giáo

Nguyên tắc của Cheongdogyo là Innaecheon có nghĩa con người được đồng nhất với “Haneullim”, đức Chúa của Cheongdogyo, nhưng con người không hoàn toàn giống Chúa. Mỗi người trong tâm tưởng minh đều mang “Haneullim” – đức Chúa của Cheongdogyo – và điều này là nguồn gốc của phẩm giá của mỗi con người, còn sự tu luyện về tinh thần làm cho con người đồng nhất với những điều thần thánh.

Trên đây là các tôn giáo phổ biến và có nhiều tín đồ nhất tại Hàn Quốc. Các tôn giáo này cùng chung sống hòa bình và tương trợ lẫn nhau. Nếu bạn đến xứ sở kim chi với mục đích tham gia vào các hoạt động tôn giáo hoặc các dịch vụ xã hội thì đừng quên xin visa Tôn giáo Hàn Quốc nhé!

Ngoài ra, tại đây còn có rất nhiều trường đại học trực thuộc hoặc được các giáo hội đầu tư, đào tạo sinh viên thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Vì vậy, nếu có nhu cầu du học về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tôn giáo, bạn đừng quên tham khảo các trường đại học tôn giáo ở Hàn Quốc nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

duhocsunny-register-form

Đăng ký tư vấn thông tin du học

Tổng đài 024.7777.1990
Hotline Hà nội 083.509.9456 HCM 039.372.5155
duhocsunny-call
duhocsunny-contact-form