Lễ Chuseok – Ngày Tết Đoàn Viên Gia Đình của Hàn Quốc

3814 0

5/5 - (2 bình chọn)

Khi tiết trời hè nóng nực kết thúc và cả đất trời Hàn Quốc chuyển mình sang tiết thu mát mẻ thì cũng là thời điểm mà người nông dân náo nức chuẩn bị cho vụ thu hoạch và cũng là lúc ngày lễ Chuseok vui nhộn. Tết Trung Thu Chuseok (추석) là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm của người Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, Tết Trung thu thường dành cho các bé vui chơi, rước đèn, phá cỗ , còn ở Hàn Quốc, ngày tết Chuseok là ngày lễ chính thức trong năm.Ngày này là ngày đoàn tụ của gia đình, các thành viên dù có xa nhau đến đâu thì mọi người cũng đều cố gắng đến với nhau, mọi người trở về nhà để có thể ngồi trò chuyện, ăn uống và thưởng thức những thành đã cố gắng đạt được trong năm. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Lễ Chuseok

Lễ Chuseok – Ngày lễ Đoàn viên của người Hàn Quốc 

Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuseok (추석)

Cũng giống như các nước Á Đông, Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên lễ Trung Thu ở đây cũng được diễn ra vào ngày 15 tháng Tám âm lịch hàng năm. 

Dẫu vậy, do vị trí địa lý, văn hóa dân tộ cũng như yếu tố lịch sử mà mỗi quốc gia lại có một cách thể hiện ngày lễ ý nghĩa này khác nhau. Như một ví dụ đơn giản ở Việt Nam thì ngày lễ Trung thu này không được coi là ngày lễ chính thức mà chỉ đơn giản là tết thiếu nhi, ngược lại ở một đất nước công nghiệp như Hàn Quốc thì đây lại là ngày lễ lớn ( người dân được nghỉ tận 3 ngày để đón lễ) 

Nguồn gốc lễ Chuseok( Chuseok là gì?)

Nguồn gốc của tết trung Hàn Quốc là từ thời Gabae của Silla (57 TCN đến 935). Vua Yuri (2427), vị vua thứ ba của triều đại Silla, là người đầu tiên tổ chức nghi lễ Chuseok, vốn là một buổi biểu diễn tài năng. Theo truyền thuyết, nhà vua sẽ treo cờ thách đấu các đội gái dệt vải của thủ đô. Từ ngày 16 tháng 7 âm lịch đến ngày 14 tháng 8 âm lịch, ai biết nhiều sẽ được hưởng sự xa hoa, và từ đó, Chuseok dần trở thành một ngày lễ vui chơi trong văn hóa Hàn Quốc.

Vậy tết trung thu còn có tên gọi khác là gì? 

Trong tiếng Hán,Tết Chuseok hay Tết trung thu được gọi là “仲秋節” (trọng thu tiết) hoặc “仲秋佳節 (trọng thu giai tiết) có ý nghĩa là đây là lễ hội diễn ra vào giữa mùa thu. Cùng với Seollal (ngày đầu năm mới) và Dano (ngày 5 tháng 5 âm lịch), Chuseok là một trong ba ngày lễ quan trọng nhất của người Hàn Quốc và tết trung còn có tên gọi khác là Hangawi (한가위). Han có nghĩa là “lớn” và gawi có nghĩa là “ngày rằm tháng 8 / mùa thu” (ngày 15 tháng 8 âm lịch là khi trăng tròn xuất hiện). 

Tết trung thu Hàn Quốc là ngày mà người Hàn Quốc, những người nông dân bày tỏ lòng thành và sự biết ơn tổ tiên của họ về một vụ mùa bội thu trong năm và chia sẻ sự giàu có của họ với gia đình và bạn bè. Tết trung thu theo truyền thống Hàn Quốc là một ngày lễ khi mùa hè kết thúc, trời chuyển sang thu và mọi người bắt đầu chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới. Một Tín ngưỡng xung quanh mặt trời mọc được coi là phổ biến, nhưng trăng tròn chỉ xuất hiện mỗi tháng một lần, vì vậy nó được coi là một sự kiện đặc biệt và có ý nghĩa. Vì vậy, Lễ tạ ơn diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.

 

nguồn gốc lễ chuseok

Nguồn gốc và lịch sử hình thành lễ trung thu Hàn quốc

Ý nghĩa ngày lễ Chuseok

Chuseok (“秋夕” -thu tịch) nghĩa đen là đêm mùa thu có ánh trăng đẹp nhất. Tết trung thu ở Hàn Quốc được coi là ngày tạ ơn trời đất, tổ tiên nhờ mùa màng bội thu. Và đây là một ngày để tận hưởng thành quả mà mình đã mất công chăm sóc, cũng là thời điểm các công trình nông nghiệp của năm trước khép lại và cầu mong cho một vụ mùa bội thu hơn trong năm tới. 

Trong nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng, thời điểm thu hoạch là lúc mầm lúa trổ bông và cho hạt. Điều này lặp đi lặp lại theo chu kỳ từ năm này sang năm khác. Nói cách khác, nó tái sinh giống như bản chất của mặt trăng lặp lại vòng quay của nó quanh trái đất. Mặt trăng đến với cuộc sống. Vào lúc trăng non và lúc trăng tròn, nó cho thấy sức sống đỉnh cao. Sau đó, nó biến mất vào cuối tháng và lặp lại cùng một chu kỳ hàng tháng.Trong xã hội nông nghiệp, sự tái sinh của mặt trăng và tính chất tái sinh của nông nghiệp được coi là giống nhau, do đó trăng tròn tượng trưng cho sự dồi dào, sung túc và khả năng sinh sản. Do đó với người Hàn Quốc, ngày lễ trăng rằm là vô cùng ý nghĩa.

Ý nghĩa ngày lễ Chuseok

Ánh trăng tròn no đủ – Ý nghĩa lớn của trung thu ở Hàn Quốc 

Những phong tục truyền thống trong lễ Chuseok

Tết Chuseok còn được gọi là “Tết sum vầy” hay “Lễ hội mặt trăng”. Vào ngày này, dù bận rộn hay đi xa, mọi người vẫn trở về nhà, sum họp bên gia đình. Cả nhà chuẩn bị mâm cơm. ngắm trăng và không chỉ thưởng thức thành quả của một mùa thu hoạch, mà còn tận dụng cơ hội này để chuẩn bị quà tặng và gửi cho bạn bè và gia đình.

Vào buổi sáng ngày lễ Chuseok, các món ăn được chuẩn bị với nguyên liệu tươi từ vụ mùa trong năm được bày biện để làm lễ Charye, cúng gia tiên. Sau khi kết thúc nghi thức thờ cúng, các gia đình đến viếng mộ tổ tiên của họ và tham gia vào nghi thức tảo mộ.Vào lúc chiều tà, các gia đình và bạn bè đi dạo quanh khu vực và ngắm trăng rằm tròn đầy hoặc chơi các trò chơi dân gian như Ganggangsullae (Điệu nhảy vòng tròn của Hàn Quốc), có những điệu hát múa trung thu hoặc những bài ca tết trung thu rất riêng biệt của văn hóa Hàn Quốc.

Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên

Lễ Chuseok là dịp quan trọng để các gia đình Hàn Quốc bày tỏ lòng thành kính và biết ơn với tổ tiên. Vào buổi sáng ngày tết trung thu ở Hàn Quốc, các thành viên gia đình quây quần tại nhà của họ để tổ chức lễ cúng (được gọi là Charye, 차례) để tưởng niệm tổ tiên của họ. 

Charye diễn ra hai lần một năm: một là trong Seollal (đêm giao thừa) và hai là trong Chuseok. Sự khác biệt giữa hai món Charyes này là: Trong Seollal, món ăn đại diện là tteokguk (떡국 – súp bánh gạo). Trong lễ hội Chuseok, món ăn đại diện là cơm được nấu bằng gạo mới thu hoạch (메밥), rượu truyền thống và Songpyeon (송편). Sau buổi lễ, các thành viên cùng nhau ngồi vào bàn ăn để thưởng thức bữa ăn ngon.

Và cũng như ở Việt Nam thì vào những ngày lễ như vậy thì người phụ nữ trong gia đình luôn là người bận rộn và vất vả để chuẩn bị đồ cúng và bữa ăn cho các thành viên trong gia đình. 

Lễ cúng gia tiên

Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ quan trọng của lễ trung thu tại Hàn Quốc 

Bách thảo (성묘) và Tảo mộ (벌초)

Thăm mộ trong ngày lễ hội mặt trăng là một trong những nghi thức tôn kính tổ tiên. Nghi lễ này được gọi là Seongmyo (성묘). Các gia đình cũng nhân cơ hội này để nhổ cỏ dại mọc xung quanh mộ, gọi là beolcho (벌초). Phong tục này được xem là một nghĩa vụ và một cách biểu lộ sự thành kính đối với gia đình Hai nghi lễ này tương tự như tục tảo mộ ngày Tết của người Việt. Khoảng một tháng trước lễ Chuseok, đường phố Hàn Quốc đông đúc khi các gia đình đến viếng mộ tổ tiên. Sau khi các ngôi mộ đã được dọn dẹp sạch sẽ, một mâm lễ với hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm từ nghề trồng trọt được bày ra. Mâm cỗ cúng gia tiên để tỏ lòng thành kính, biết ơn.

Tảo mộ

Nghi lễ tảo mộ bày tỏ lòng thành kính của con cháu với tổ tiên 

Chuseokbim (Váy Chuseok)

Trong ngày tết trung thu ở Hàn Quốc thì người dân thường khoác lên mình bộ Hanbok truyền thống mới nhất, đẹp nhất thậm chí là đắt đỏ nhất để tham gia thờ cúng tổ tiên hoặc tiệc tùng. Đặc biệt những bộ Hanbok trong lễ Chuseok có tên gọi riêng là Chuseokbim. 

Tuy nhiên, việc may Hanbok khá đắt đỏ vì chất liệu để làm ra loại trang phục này hầu hết toàn là những thứ vải lụa dệt thủ công. Vậy nên để giải quyết bài toán khó này dành cho những người dân Hàn Quốc kinh tế không dư dả hay những du học sinh, người nước ngoài muốn mặc Hanbok vào dịp Chuseok thì giờ đây đã có rất nhiều dịch vụ cho thuê Hanbok. Và thậm chí nhiều gia đình với tư tưởng thoải mái thì họ không còn sử dụng Chuseokbim nữa mà thay vào đó là trang phục lịch sự bình thường. 

Chuseokbim

Những chiếc chuseokbim vô cùng đẹp và ấn tượng 

Olgesimni (올게심니) – Tục treo ngũ cốc khô trước cửa

Tục treo ngũ cốc hiện chỉ còn ở các vùng quê.Thông thường sau khi thu hoạch, nông dân chọn lúa và ngũ cốc để treo. Trước và sau lễ Chuseok, hãy cắt lúa chín, lúa miến và kê rồi treo chúng lên dây buộc hoặc dây vải. Theo phong tục Olgesimni, họ chuẩn bị rượu và thức ăn và mời những người hàng xóm đến. Các loại ngũ cốc dễ kiếm được dùng làm hạt hoặc bánh gạo để ăn khi đã được đem về. Đền thờ hay như một người hầu (가신 – 家 神), như thần đất (đất của trái đất) Olgesimni có nghĩa là chúc mừng mùa màng năm nay và cầu mong mùa màng bội thu trong năm tới.

Múa ganggangsullae

Điệu múa Ganggangsullae là hoạt động hát múa trung thu tiêu biểu trong lễ Chuseok.Ở điệu múa này, các cô gái mặc hanbok (trang phục truyền thống của Hàn Quốc) và tụ tập dưới ánh sáng của đêm trăng rằm, nắm tay nhau thành vòng tròn, hát và nhảy. Trăng tròn còn được người phụ nữ ví như đang đến gần thời kỳ “nở mày nở mặt”. Vì vậy, điệu múa truyền thống này còn nhằm ca ngợi và thăng hoa vẻ đẹp của người phụ nữ trong sự hòa quyện với những khoảnh khắc tươi đẹp của thiên nhiên.

Có rất nhiều câu chuyện về nguồn gốc của điệu nhảy này. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất kể rằng điệu múa này có từ triều đại Joseon (1392-1910) khi quân đội Hàn Quốc bắt các thiếu nữ trong làng mặc quân phục và đứng trong thành phố,xung quanh núi để làm cho nó giống như quân đội Hàn Quốc đông hơn so với quân địch. Quân đội Hàn Quốc gặt hái được nhiều chiến thắng một phần nhờ nghi binh này.

Múa ganggangsullae

Điệu múa truyền thống trong lễ Chuseok 

Ssireum (Đấu vật Hàn Quốc)

Đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong lễ trung thu ở Hàn Quốc, là cơ hội để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình. Cuộc thi diễn ra trên bãi cỏ hoặc trên cát dưới hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng được tôn vinh là jangsa và nhận được một chiếc khăn, gạo hoặc bê từ dân làng làm giải thưởng.

Đấu vật

Trò chơi đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong lễ trung thu

Những câu chúc nhân dịp lễ Chuseok

Vậy trong ngày Tết trung thu, người Hàn Quốc thường chúc nhau những câu gì? Vì là ngày lễ tạ ơn, nên nhân dịp này người Hàn Quốc thường gửi tin nhắn cảm ơn hay lời động viên tới những người xung quanh.

Những câu chúc ngắn gọn trong ngày lễ Chuseok 

  1. 온 가족이 함께하는기쁨과 사랑가득한 한가위 되시길 기원합니다

Chúc toàn thể gia đình có kì nghỉ lễ trung thu đầy ắp niềm vui và tình yêu thương

  1. 풍요롭고 넉넉한 한가위 맞으세요

Chúc bạn có kì nghỉ trung thu dồi dào, sung túc

  1. 더도 말고 덜도 말고 한가위만 같아라.

Hãy sống đủ đầy như trăng rằm

  1. 즐겁고 뜻깊은 한가위 되시기를 기원합니다.

Chúc các bạn một cái tết trung thu hạnh phúc và nhiều niềm vui.

Những câu chúc ý nghĩa  trong ngày lễ Chuseok 

  1. 무더운 여름이 지나고 가을이 되면 툇마루를 넘어 방안 깊숙히 찾아드는 가을 볕처럼

한가위를 맞아 마음 속까지 훈훈해지는 가슴 따뜻한 시간 보내시기를 기원합니다.

Khi mùa hè oi ả qua đi và mùa thu đến, giống như ánh nắng mùa thu xuyên qua sàn nhà và vào phòng.Mong các bạn có những khoảng thời gian ấm áp để sưởi ấm lòng mình trong dịp tết trung thu

  1. 고향길 안전하게 다녀오시고

밝고 힘찬 모습으로 만나뵙기를 기대합니다. 

Chúc các bạn trở về quê hương an toàn và mong gặp lại các bạn với sức sống và sinh khí mới.

  1. 즐거운 명절 추석입니다.

풍성한 한가위 보름달처럼 당신의 마음도 풍성해졌으면 좋겠습니다.

추석연휴만큼은 걱정근심 잠시 내려놓고, 사랑가득 넉넉한 마음으로 즐거운 한가위 보내시길 기원합니다.

Mùa Chuseok hạnh phúc

Chúc bạn tràn đầy sức sống, quên đi những lo lắng, muộn phiền và tận hưởng một kỳ nghỉ đầy yêu thương và thư thái

 

lời chúc lễ chuseok

Trên đây là bài viết giải thích đến bạn nguồn gốc, ý nghĩa và những câu chúc tết Trung Thu (Chuseok) của người Hàn Quốc. Mong rằng với những thông tin trên, bạn hiểu thêm về ngày Tết thú vị và quan trọng đối với người Hàn này hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

duhocsunny-register-form

Đăng ký tư vấn thông tin du học

Tổng đài 024.7777.1990
Hotline Hà nội 096.699.4895 HCM 039.372.5155
duhocsunny-call
duhocsunny-contact-form