Kỳ tích sông Hàn – thời kỳ phát triển kinh tế thần tốc tại Đại Hàn Dân Quốc

4892 0

Rate this post

Trong thế kỷ XX, nền kinh tế Hàn Quốc đã có sự chuyển mình khiến cả thế giới kinh ngạc mang tên “Kỳ tích sông Hàn”. Hiện tượng này đã làm thay đổi toàn bộ Hàn Quốc, từ một nước đói nghèo, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh trở thành một đất nước phát triển.

Những thông tin chung nhất về Kỳ tích sông Hàn như thời gian diễn ra, biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến thành công,… sẽ được Sunny chia sẻ với các bạn trong bài viết dưới đây.

Kỳ tích sông Hàn

Kỳ tích sông Hàn là gì?

Kỳ tích sông Hàn vốn có tên gọi chính xác là Kỳ tích sông Hán (Hán giang kỳ tích). Tuy nhiên, từ ngày xưa đã có rất nhiều tài liệu tiếng Việt nhầm lẫn chứ Hán trong sông Hán thành chữ Hàn trong Đại Hàn Dân Quốc nên người Việt mới quen với cách gọi Kỳ tích sông Hàn.

Thuật ngữ Kỳ tích sông Hàn bắt nguồn từ thuật ngữ “Kỳ tích sông Rhine” dùng để mô tả sự hồi sinh kinh tế của Tây Đức sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Thuật ngữ Kỳ tích sông Hàn dùng để chỉ thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, liên tục nhờ xuất khẩu, công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhanh chóng ở Hàn Quốc.

Kỳ tích sông Hàn

Thời gian diễn ra Kỳ tích sông Hàn

Kỳ tích sông Hàn diễn ra trong khoảng thời gian sau chiến tranh Triều Tiên – khủng hoàng tiền tệ châu Á (1953 – 1997).

Biểu hiện Kỳ tích sông Hàn

Sự bùng nổ của chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) đã gây ra cho Hàn Quốc rất nhiều thiệt hại nặng nề như 3 triệu người thiệt mạng, hàng chục triệu người bị thương; kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh Triều Tiên bị thiệt hại nghiêm trọng.

Khi ấy, Hàn Quốc được biết đến là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người GDP là khoảng 64 USD/ năm.

Cho đến năm 1961, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc vẫn dưới 80 USD/ năm, tương đương với các nước nghèo tại châu Phi và châu Á.

Năm 1963, Tướng Park Chung Hee trở thành Tổng thống của Hàn Quốc – người có công rất lớn đối với Kỳ tích sông Hàn. Tổng thống Park Chung Hee tại nhiệm trong 4 nhiệm kỳ (1963 – 1979).

Những năm 1960, Tổng thống Park Chung Hee đưa ra các chính sách tập trung cho phát triển nông nghiệp để nông dân thoát đói nghèo.

Bên cạnh đó, ông đã đề ra các Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm nhằm thúc đẩy phát triển tài nguyên quốc gia để biến Hàn Quốc thành một nước công nghiệp tự cung tự chủ.

Trong đó, có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn (hay còn gọi là chaebol).

Các chaebol lớn ở Hàn Quốc là Samsung, Daewoo, Hyundai, LG, SK, Ssangyong,…

Vai trò của các chaebol trong phát triển kinh tế Hàn Quốc:

+ Các chaebol trở thành trụ cột kinh tế của Hàn Quốc.

+ Các chaebol có đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế: phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, trở thành động cơ chính cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Từ năm 1973 – 1979, chính sách kinh tế Hàn Quốc tập trung vào các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất.

Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), tập trung vào phát triển ngành dịch vụ.

Từ năm 1973 – 1996, tăng trưởng kinh tế hằng năm của Hàn Quốc đạt 11.2%.

Các chaebol lớn ở Hàn Quốc

Năm 1997, Hàn Quốc cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Quốc gia này phải nhờ sự trợ giúp của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1997 nhanh chóng được khắc phục. Hàn Quốc thực hiện một cuộc cải cách cơ cấu triệt để, giảm bớt vai trò của các Chaebol, phát triền đa dạng các thành phân kinh tế và quy mô doanh nghiệp giúp cho kinh tế được khôi phục một cách nhanh chóng và vững chắc.

Kể từ năm 2000, chính sách kinh tế trọng điểm của Hàn Quốc là đổi mới công nghiệp. Hàn Quốc xúc tiến cách chính sách thân thiện với doanh nghiệp, củng cố hợp tác giữa các công ty lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Như vậy, chỉ hơn 40 năm, kinh tế Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ, phát triển vượt bậc, khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Trong 40 năm liên tiếp, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Hàn Quốc đạt 7.6%.

Một vài số liệu cụ thể:

Năm Thu nhập bình quân đầu người GDP (USD/ năm/ người)
1963 100
1995 10.000
2007 25.000
2014 32.400

Năm 2015, nền kinh tế của Hàn Quốc đứng thứ 3 châu Á (sau Nhật Bản và Singapore), đứng thứ 11 trên thế giới và GDP đứng thứ 28 trên thế giới.

Năm 2017, nếu so sánh kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc theo GDP bình quân đầu người dựa trên sức mua (PPP – Purchasing Power Parity) thì kinh tế Hàn Quốc vượt Nhật Bản:

  • GDP bình quân đầu người dựa trên sức mua của Hàn Quốc là 41.001 USD.
  • GDP bình quân đầu người dựa trên sức mua của Nhật Bản là 40.827 USD.

Chính vì những điều trên, kinh nghiệm phát triển kinh tế của Hàn Quốc Kỳ tích sông Hàn là một bài học cho nhiều nước phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Những nhân tố đã làm nên Kỳ tích sông Hàn

Theo ông Đỗ Cao Bảo – Phó Tổng giám đốc FPT, có 9 nhân tố tạo nên Kỳ tích sông Hàn:

  • Tính cách và tố chất dân tộc Hàn
  • Biết khơi dậy tinh thần dân tộc một cách mạnh mẽ
  • Bắt đầu từ nâng cao dân trí và cải cách giáo dục
  • Phát triển nông nghiệp và nông thôn
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
  • Công nghiệp hoá
  • Thể chế: Kinh tế thị trường
  • Huy động vốn đầu tư quyết liệt, kể cả cho lính đi đánh thuê
  • Lãnh đạo: Tài năng và tinh thần ái quốc của Tổng thống Park Chung Hee với cung cách lãnh đạo độc tài.

Tổng thống Park Chung Hee

Tổng thống Park Chung Hee

Tình hình kinh tế Hàn Quốc hiện nay

Theo dự báo của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI), kinh tế Hàn Quốc 2020, sẽ rơi vào suy thoái sâu hơn so với dự kiến do các tác động của COVID-19 và tốc độ phục hồi nền kinh tế có thể sẽ chậm hơn do đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Một vài dự đoán mới nhất (theo báo cáo tháng 9/2020) của KDI về kinh tế Hàn Quốc trong năm 2020:

+ Hồi tháng 5, KDI dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng 0.2% nhưng đến tháng 9, KDI dự báo tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm 1.1%.

+ Chi tiêu cá nhân được dự đoán sẽ giảm 2% trong năm 2020.

+ Số lao động sẽ giảm 150.000 người.

+ Trong tháng 8, các lô hàng xuất khẩu nước ngoài đạt 39.6 tỷ USD, giảm 9.9% so với 44 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái; sản lượng xuất khẩu theo ngày giảm 3.8%, đánh dấu mức giảm thấp nhất trong vòng 7 tháng.

Theo báo cáo tháng 7/2020 của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc:

+ GDP quý I giảm 1.3%

+ GDP quý II giảm 3.3%

=> Trong 17 năm kể từ năm 2003, lần đầu tiên kinh tế Hàn Quốc rơi vào suy thoái.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về Kỳ tích sông Hàn mà Sunny muốn giới thiệu đến các bạn. Đối với những bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn, chuyên sâu hơn về chủ đề này thì có thể tìm đọc các loại sách về Kỳ tích sông Hàn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

duhocsunny-register-form

Đăng ký tư vấn thông tin du học

Tổng đài 024.7777.1990
Hotline Hà nội 083.509.9456 HCM 039.372.5155
duhocsunny-call
duhocsunny-contact-form