Năm 2023: Nên đi du học hay xuất khẩu lao động Hàn Quốc?

10634 0

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bạn băn khoăn, tự hỏi năm nay nên đi du học hay xuất khẩu lao động Hàn Quốc? Bạn không biết làm thế nào để đưa ra được hướng đi đúng đắn cho tương lai? Vậy bài viết hôm nay đích thực là dành cho bạn. Những so sánh, phân tích dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình nhé!

Phân biệt du học và xuất khẩu lao động Hàn Quốc hiện nay

Du học và xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc là hai chương trình có bản chất mục đích hoàn toàn khác nhau:

  • Du học Hàn Quốc là đi sang Hàn Quốc để học tập với mục đích nâng cao kiến thức cho bản thân.
  • Đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc là đi làm việc ở Hàn Quốc với mục đích kiếm thêm thu nhập cho bản thân.

So sánh chương trình du học Hàn Quốc và xuất khẩu lao động Hàn Quốc 

Phân loại

  1. Các chương trình du học Hàn Quốc

Hiện nay, có 5 chương trình du học Hàn Quốc phổ biến là:

  • Du học tiếng Hàn Quốc
  • Du học cao đẳng
  • Du học đại học
  • Du học thạc sĩ
  • Du học tiến sĩ

xuất khẩu lao động hàn quốc

  1. Các chương trình lao động xuất khẩu Hàn Quốc

Đi XKLD Hàn Quốc chỉ có 2 hình thức là:

  • Xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo chương trình của các trung tâm môi giới việc làm.
  • Xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc theo chương trình của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội (EPS).

Chương trình xuất khẩu lao động của các trung tâm môi giới khác nhau sẽ có điều kiện, chi phí khác nhau tùy thuộc vào từng trung tâm, tùy thuộc vào hợp đồng của họ với bên phía đối tác Hàn Quốc. Vì vậy trong bài viết này chúng mình sẽ chỉ nhắc đến chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS thôi nha.

Bên cạnh đó, nếu đi lao động Hàn Quốc theo chương trình của các trung tâm môi giới sẽ có rủi ro rất cao, không đảm bảo được tính pháp lý, lãng phí tiền bạc, thời gian nếu bạn không tìm được trung tâm uy tín.

Điều kiện

  1. Điều kiện đi du học Hàn Quốc

+ Độ tuổi: 18 – 25 tuổi đối với du học tiếng, 18 – 30 tuổi đối với du học cao đẳng/ đại học, không quá 35 tuổi đối với du học thạc sĩ/ tiến sĩ

+ Học vấn:

  • Du học tiếng: Đã tốt nghiệp THPT/ Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học. Điểm trung bình học bạ 3 năm cấp ba từ 6.5 trở lên hoặc tùy yêu cầu của trường mà bạn đăng ký theo học.
  • Du học cao đẳng/ đại học: Đã tốt nghiệp THPT/ Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học. Điểm trung bình học bạ 3 năm cấp ba từ 6.5 trở lên hoặc tùy yêu cầu của trường mà bạn đăng ký theo học. Có chứng chỉ Topik 3 hoặc 4 trở lên (tùy thuộc vào yêu cầu của trường mà bạn đăng ký theo học).
  • Du học thạc sĩ: Đã tốt nghiệp Đại học. Điểm GPA đại học đạt từ 7.0 trở lên hoặc tùy yêu cầu của trường mà bạn đăng ký theo học. Có chứng chỉ Topik 4 trở lên.
  • Du học tiến sĩ: Đã tốt nghiệp Thạc sĩ và chưa từng có bằng Tiến sĩ. Là học viên thuộc các trường đại học uy tín, lớn của châu Á. Có chứng chỉ Topik 4 trở lên.

+ Tài chính:

  • Du học tiếng: Có sổ tiết kiệm tối thiểu 10.000 USD, gửi vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Du học cao đẳng/ đại học/ thạc sĩ/ tiến sĩ: Có sổ tiết kiệm tối thiểu 20.000 USD, gửi vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Chứng minh được công việc và thu nhập của người bảo lãnh rõ ràng, ổn định với tổng thu nhập từ 30 triệu VND/ tháng hoặc tùy yêu cầu của trường mà bạn đăng ký theo học.

Điều kiện đi du học Hàn Quốc

+ Sức khỏe: Có sức khỏe tốt, không mắc bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác.

+ Pháp lý:

  • Không có tiền án, tiền sự.
  • Không có người thân (trong sổ hộ khẩu) đang cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc.
  • Không phải người bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hoặc cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.
  1. Điều kiện đi xuất khẩu Hàn Quốc

+ Độ tuổi: 18 – 39 tuổi

+ Học vấn:

  • Đã tốt nghiệp THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng (tùy thuộc vào tính chất từng công việc và yêu cầu của các công ty bên Hàn Quốc).
  • Có chứng chỉ tiếng Hàn EPS – TOPIK (tên gọi cũ là KLPT).

+ Ngoại hình:

  • Nam: Cao trên 160 cm, nặng từ 50kg trở lên.
  • Nữ: Cao trên 150 cm, nặng từ 45kg trở lên.

+ Tài chính: Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày ký hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, người lao động phải thực hiện ký quỹ với mức 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nơi người lao động đăng ký thường trú. Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng.

Nếu người lao động thuộc đối tượng được vay vốn và có nhu cầu vay vốn sẽ được vay đến 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của người lao động được hoàn trả trong các trường hợp sau: Người lao động không đi làm việc tại Hàn Quốc sau khi đã thực hiện ký quỹ; người lao động về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (bao gồm hoàn thành hợp đồng hoặc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng); hoặc bị trục xuất về nước mà không thuộc trường hợp bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo Hợp đồng lao động hay ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động và hết hạn cư trú; người lao động chuyển đổi thị thực cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc; người lao động bị chết hoặc mất tích theo quy định pháp luật trong thời gian làm việc theo hợp đồng.

+ Sức khỏe:

Người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2020, không được mắc các bệnh sau:

  • Các bệnh về tim mạch: Bệnh huyết áp, Các bệnh van tim thực thể, Di chứng tai biến mạch máu não, Các bệnh tim bẩm sinh, Loạn nhịp hoàn toàn, Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp và mạn, Tim to chưa rõ nguyên nhân, Suy mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim, Người mang máy tạo nhịp tim, Viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Các bệnh về hô hấp: Lao phổi đang tiến triển hoặc chưa chữa khỏi, Tràn dịch, tràn khí màng phổi, Tâm phế mãn, Tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính, Khí phế thũng, Xơ phổi, Hen phế quản, Viêm dày dính màng phổi, Áp xe phổi, Ung thư phổi, ung thư phế quản các giai đoạn.
  • Các bệnh về tiêu hoá: Sỏi mật, Xơ gan, ung thư gan, Viêm gan, Áp xe gan, Lách to, Cổ chướng, Vàng da, Loét dạ dày hành tá tràng có hẹp môn vị, Ung thư đường tiêu hoá
  • Các bệnh về nội tiết: Đái tháo đường, Cường hoặc suy tuyến giáp, Suy tuyến thượng thận, Đái nhạt, U tuyến thượng thận
  • Các bệnh thận và tiết niệu: Viêm cầu thận cấp hoặc mạn, Thận đa nang, u thận, Suy thận, Thận hư nhiễm mỡ, Sỏi đường tiết niệu, Viên đài bể thận cấp hoặc mạn
  • Các bệnh về thần kinh: Động kinh, U não, rồng tuỷ, u tuỷ, u thần kinh ngoại biên, Di chứng bại liệt, Liệt 1 hoặc nhiều chi, Bệnh, tổn thương thần kinh trung ương, Bệnh, tổn thương thần kinh ngoại biên, Thoát vị đĩa đệm cột sống, Xơ hoá cột bên teo cơ, Bệnh u tuyến ức (liệt tứ chi), Parkinson, Rối loạn vận động không phải Parkinson
  • Các bệnh về tâm thần: Tâm thần phân liệt, Rối loạn cảm xúc, Histeria, Nghiện ma tuý, nghiện rượu
  • Bệnh cơ quan sinh dục: U xơ tuyến tiền liệt, Ung thư dương vật, ung thư bàng quang, Sa sinh dục, Ung thư vú, Ung thư cổ tử cung, U nang buồng trứng.
  • Các bệnh về cơ xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, Viêm cột sống dính khớp, Cụt chi, Viêm xương, cốt tuỷ viêm, Thoái hoá cột sống giai đoạn 3, Loãng xương nặng
  • Các bệnh da liễu và hoa liễu: Bệnh lậu cấp và mạn, HIV, AIDS, Bệnh hệ thống tạo keo, Bênh phong trong thời gian còn điều trị (còn triệu chứng lâm sàng và vi khuẩn) và di chứng tàn tật độ 2, Nấm sâu, nấm hệ thống, Các thể Lao da, Viêm da mủ, viêm da mủ hoại tử, Viêm tắc động mạch, Vẩy rồng, Loét lâu lành, Bệnh Duhring, bệnh Pemphigus các thể, Bệnh Porphyrida, Viêm tắc tĩnh mạch, Hồng ban nút do Lao, Hồng ban nút do Liên cầu đang điều trị, Các bệnh da do vius, vi khuẩn, nấm, coxacki; ký sinh vật đang điều trị hoặc điều trị chưa khỏi, Các loại xăm trổ trên da, Bệnh vảy nến, Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (các thời kỳ bệnh giang mai, bệnh lậu cấp, bệnh do chlamydia trachomatis; Nicholafavre; Donovanoh, bệnh hạ cam mềm….)
  • Các bệnh về mắt: Các bệnh về mắt cấp tính cần được điều trị (cơn glôcôm cấp, viêm thị thần kinh cấp, viêm màng bồ đào cấp….), Sụp mi từ độ III trở lên, Viêm màng bồ đào, Đục nhân mắt, Thiên đầu thống, Quáng gà, Viêm thần kinh thị giác, Thoái hoá võng mạc, Các bệnh mắt có thị lực (có kính) < 8/10 và có biến đổi thị trường
  • Các bệnh về Tai Mũi Họng: U hoặc ung thư vòm họng, Viêm xoang, viêm tai giữa chưa ổn định, Trĩ mũi
  • Các bệnh về răng hàm mặt: Dị tật vùng hàm mặt, Các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng, hàm mặt ảnh hưởng đến sức khoẻ và công tác.

Điều kiện đi xuất khẩu Hàn Quốc

+ Pháp lý:

  • Không có tiền án tiền sự.
  • Không có người thân (trong sổ hộ khẩu) đang cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc.
  • Không phải người bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hoặc cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.
  • Không thuộc các tỉnh thành bị tạm dừng xuất khẩu lao động Hàn Quốc: Nghệ An (huyện Nghi Lộc, TX.Cửa Lò, huyện Nam Đàn); Thanh Hóa (huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, TP.Thanh Hoá); Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh); Thái Bình (huyện Tiền Hải); Quảng Bình (huyện Bố Trạch).

=> Qua so sánh điều kiện đi du học và điều kiện đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, chúng ta có thể nhận thấy:

+ Độ tuổi đi xuất khẩu lao động rộng hơn một chút so với độ tuổi đi du học.

+ Đi du học Hàn Quốc không yêu cầu chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK đối với du học tiếng, các hệ du học khác yêu cầu phải có chứng chỉ TOPIK nhưng các bạn có thể đăng ký học tiếng tại trường trước rồi khi nào đáp ứng được điều kiện ngôn ngữ thì xin chuyển lên học chuyên ngành sau.

Còn đối với những ai đi xuất khẩu lao động thì bắt buộc phải học tiếng Hàn xuất khẩu lao động và vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Hàn EPS – TOPIK mới được nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển chương trình đi Hàn Quốc làm việc.

Kì thi EPS – TOPIK không phân theo cấp độ như kì thi TOPIK mà sẽ lựa chọn theo nguyên tắc lấy từ người có điểm cao nhất xuống thấp dần trong số những người đạt tối thiểu 80 điểm. Số lượng người thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế như: chỉ tiêu cho từng ngành và nhu cầu nhân lực từ phía Hàn Quốc.

+ Điều kiện tài chính của chương trình du học khắt khe hơn so với chương trình xuất khẩu lao động. Đi du học vừa cần có sổ tiết kiệm, vừa cần có người bảo lãnh còn đi xuất khẩu lao động chỉ cần ký quỹ 100 triệu VND.

+ Yêu cầu sức khỏe của chương trình xuất khẩu lao động khắt khe hơn rất nhiều so với chương trình du học. Nếu như điều kiện của chương trình du học chỉ là bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác thì điều kiện sức khỏe của chương trình xuất khẩu lao động lại bao gồm rất nhiều bệnh khác nhau như da liễu, tai mũi họng, nội tiết, tiêu hóa,…

Vì mục đích của 2 chương trình hoàn toàn khác nhau, nên điều kiện dĩ nhiên sẽ khác nhau. Và mọi sự so sánh chỉ mang tính tương đối để các bạn tham khảo, cân nhắc lựa chọn chương trình phù hợp nhất với mình.

Quy trình, thủ tục

  1. Quy trình, thủ tục đi du học Hàn Quốc

Chọn trường, chọn ngành phù hợp

  • Đối với những bạn đi du học tiếng thì có đa dạng lựa chọn trường vì hầu như trường đại học nào ở Hàn Quốc cũng có chương trình đào tạo tiếng Hàn.
  • Đối với những bạn đi du học đại học thì có đa dạng sự lựa chọn ngành nghề và ngôi trường phù hợp nhất với mình.
  • Đối với những bạn đi du học sau đại học thì có sự đa dạng trong sự lựa chọn trường. Bởi vì trừ ngành quản trị kinh doanh ra, học đai học ở Việt Nam ngành gì thì chương trình sau đại học bạn phải chọn ngành đó

Quy trình, thủ tục đi du học Hàn Quốc

+ Làm hồ sơ du học và học tiếng Hàn

+ Nộp hồ sơ cho trường

+ Phỏng vấn với trường

+ Nhận invoice và nộp các loại chi phí mà trường yêu cầu (nếu trúng tuyển và đồng ý theo học)

+ Nhận thư mời/ Code

+ Nộp hồ sơ xin visa

+ Nhận kết quả visa

+ Đặt vé máy bay

+ Xuất cảnh Việt Nam, nhập cảnh Hàn Quốc và bắt đầu cuộc sống du học

+ Kết thúc chương trình học, các bạn có thể đăng ký tiếp tục học lên cao, về nước hoặc ở lại Hàn Quốc làm việc, định cư.

  1. Quy trình, thủ tục xuất khẩu lao động Hàn Quốc

+ Học tiếng Hàn

+ Tham dự kỳ thi năng lực tiếng Hàn EPS – TOPIK

+ Chọn ngành nghề và nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

Theo thông tin xuất khẩu lao động Hàn Quốc, các nhóm ngành nghề người lao động được phép đăng ký là:

  • Sản xuất chế tạo: Cao su, nhựa; Luyện kim, kim loại; Cơ khí, máy móc; Dệt, may mặc; Điện và điện tử; Giấy và gỗ; Hóa học và sản phẩm hóa học; Thực phẩm
  • Nông nghiệp: Trồng trọt, Chăn nuôi
  • Xây dựng: Làm mộc, xây, chát, giàn giáo
  • Ngư nghiệp: Nuôi trồng, Đánh bắt thủy sản

+ Dự thi kiểm tra tay nghề

+ Doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn, ký hợp đồng

+ Nộp tiền, ký hợp đồng đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc với Trung tâm lao động ngoài nước

+ Ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội

+ Tham dự khóa Bồi dưỡng kiến thức cần thiết và xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc

+ Thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc và về nước đúng hạn khi hết hợp đồng lao động

Quy trình, thủ tục xuất khẩu lao động Hàn Quốc

=> Qua so sánh, phân tích ta sẽ thấy:

+ Các bạn đi du học có sự đa dạng trong lựa chọn ngành, chọn trường hơn so với những bạn đi xuất khẩu lao động bị giới hạn về nghề dự tuyển.

+ Các bạn đi du học Hàn Quốc có cơ hội định cư còn những bạn đi xuất khẩu lao động phải trở về nước khi kết thúc hợp đồng.

Chi phí

  1. Chi phí đi Hàn Quốc du học trong một năm

+ Học và thi chứng chỉ tiếng Hàn Quốc: 0 – >10 triệu VND

+ Làm hồ sơ du học: 35 – 45 triệu VND

+ Chứng minh tài chính: 0 – 15 triệu VND

+ Khám sức khỏe: 1 triệu VND

+ Học phí: 85 – 200 triệu VND

+ Phí đăng ký (trừ hệ du học tiếng): 2 – 3 triệu VND

+ Phí nhập học: 1 – 20 triệu VND

+ Bảo hiểm y tế: 3 – 5 triệu VND

+ Vé máy bay và di chuyển: 5 – 12 triệu VND

+ Tiền ở (ký túc xá/ thuê nhà trọ) trong 1 tháng: 2 – 8 triệu VND

+ Tiền ăn và các sinh hoạt phí khác trong 1 tháng: 4 – 10 triệu VND

-> Tổng: 180 – 300 triệu VND

>> Click xem chi tiết du học Hàn Quốc bao nhiêu tiền mới nhất nhé

  1. Chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

+ Học tiếng Hàn đi xuất khẩu: >10 triệu VND (người lao động tự học, tự tìm trung tâm học)

+ Lệ phí dự thi tiếng Hàn EPS – TOPIK: 24 USD xấp xỉ 600.000 VND

+ Chi phí tập huấn, chi phí hướng dẫn, hồ sơ, Visa và vé máy bay: 630 USD xấp xỉ 15 triệu VND

+ Bảo hiểm: Người lao động mang theo 500 USD (xấp xỉ 12 triệu VND) tiền mặt sang Hàn Quốc. Trong đó, 50 USD là phí bảo hiểm rủi ro và 450 USD là chi phí hồi hương. Chi phí hồi hương sẽ được nhận lại khi người lao động kết thúc hợp đồng đúng hạn và trở về nước.

-> Tổng: >37 triệu VND

Chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

=> Vì mục đích của hai chương trình là hoàn toàn khác nhau, 1 một chương trình là du học, 1 chương trình là sang Hàn Quốc làm việc nên chi phí khác nhau và có sự chênh lệch rất lớn. Chi phí đi xuất khẩu lao động chỉ bằng một phần nhỏ của chi phí đi du học.

Tuy nhiên, chỉ so sánh chi phí thôi là chưa đủ mà bạn cần xem xét một cách tổng thể tất cả các yếu tố được Sunny phân tích rồi hãy đưa ra quyết định nhé!

Cơ hội việc làm và tương lai

  1. Đi du học Hàn Quốc

Trong qua trình du học, các bạn du học sinh có thể làm thêm để tăng thu nhập, trang trải chi phí sinh hoạt theo đúng như quy định của phí Hàn Quốc:

+ Đối với du học sinh du học tiếng Hàn: sau 6 tháng có thể bắt đầu đi làm thêm

+ Đối với du học sinh du học chuyên ngành: có thể đi làm thêm ngay sau khi đến Hàn Quốc

Mức lương cơ bản của du học sinh khi đi làm thêm là 8.590 won/ giờ  ~ 172.000 VND/ giờ.

Sau khi kết thúc chương trình du học Hàn Quốc, các bạn sẽ có 3 lựa chọn: một là tiếp tục học lên cao, hai là tìm việc làm Hàn Quốc và ba là quay trở về Việt Nam.

Cả ba lựa chọn này đều mang đến cho chúng ta cơ hội việc làm và tương lai rộng mở. Thị trường việc làm tại Hàn Quốc cạnh tranh khá là gay gắt nên các bạn phải thực sự có vốn tiếng Hàn tốt và trình độ chuyên môn giỏi mới có thể tìm được công việc tại Hàn Quốc tốt và trụ lại được.

Nếu không thì quay trở về Việt Nam phát triển cũng là một gợi ý tuyệt vời. Bởi vì Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại nước ta, rất nhiều nhãn hàng lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Daewoo, Lotte, CJ,… đặt trụ sở ở Việt Nam.

Bạn có thể ứng tuyển vào các công ty của Hàn Quốc hoặc có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoặc muốn làm những công việc tự do thì có thể thử sức ở vị trí biên phiên dịch tiếng Hàn, hướng dẫn viên du lịch,…

Với trình độ ngôn ngữ Hàn Quốc cùng khả năng chuyên môn tốt hứa hẹn sẽ mang đến cho các bạn cơ hội việc làm với mức thu nhập cao, ổn định, trung bình tối thiểu khoảng 20 triệu VND/ tháng.

Cơ hội việc làm và tương lai

  1. Đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Như đã chia sẻ ở trên, các ngành nghề mà người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc được lựa chọn tương đối hạn hẹp. Và vì mục đích của chương trình là đi làm nên người lao động chỉ được phép làm việc tại công ty đã ký kết hợp đồng và khối lượng công việc cũng khá nặng. Mức thu nhập trung bình của người lao động sẽ rơi vào khoảng 25 – 30 triệu VND/ tháng.

Ngay sau khi kết thúc hợp đồng, người lao động bắt buộc phải trở về nước theo đúng quy định và nếu muốn quay trở lại Hàn Quốc làm việc tiếp thì phải thực hiện lại toàn bộ quy trình, thủ tục như lúc đầu.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, người lao động phải quay về nước trước thời hạn vì những lý do khách quan, chẳng hạn như công ty phá sản,…

Kết Luận: 

Mỗi chương đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau nên các bạn cần phải xem xét, cân nhắc thật kĩ trên tất cả mọi yếu tố để đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện, khả năng của bản thân, gia đình.

Lời khuyên của Sunny dành cho các bạn đó là, với những bạn trẻ, đặc biệt là những bạn mới tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp Đại học, có năng lực học tập, điều kiện tài chính thì nên lựa chọn đi du học để nâng cao trình độ tiếng Hàn, trau dồi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sống, tạo tiền đề tốt nhất cho tương lai.

Còn đối với những ai lớn tuổi, không đủ khả năng tài chính thì nên lựa chọn đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

duhocsunny-register-form

Đăng ký tư vấn thông tin du học

Tổng đài 024.7777.1990
Hotline Hà nội 083.509.9456 HCM 039.372.5155
duhocsunny-call
duhocsunny-contact-form