Phong trào Metoo là gì? thông tin từ A tới Z

2065 0

Rate this post

Vụ bê bội tình dục chấn động tại Hàn Quốc vào năm 2019, hàng hoạt những nghệ sĩ nổi tiếng trong giới giải trí được gọi tên trong vụ quấy rối tình dục,  tham gia vào nhóm chat phát tán video các cô gái,… đã một lần nữa khiến phong trào Metoo lan rộng trở lại ở Hàn Quốc với mong muốn lên án hành vi quấy rối tình dục và đòi lại quyền lợi cho phụ nữ.

Để hiểu rõ hơn về phong trào này và có cách nhìn đa chiều hơn về #Metoo thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Phong trào Metoo là gì?

Phong trào Metoo là phong trào lên án tội bảo hành và quấy rối tình dục. Phong trào được lan truyền rộng rãi vào ngày 10/2017 với hashtag #Metoo trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm để chứng minh vấn nạn bạo hành và quấy rối tình dục rất phổ biến đặc biệt tại nơi làm việc. 

phong trào metoo hàn quốc

Phong trào được bắt nguồn từ những tiết lộ của những bị cáo cáo buộc hành vi quấy rối tình dục của cựu nhà sản xuất phim người Mỹ Harvey Weinstein. Cụm từ “Metoo” được trở lên phổ biến hơn khi diễn viên, ca sĩ gốc ý Alyssa Milano lên tiếng trên Twitter về việc khuyến khích phụ nữ “nâng cao ý thức về tầm quan trọng của vấn đề”. Sau khi bài viết được đăng lên thì đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ một số nhân vật nổi tiếng như Jennifer Lawrence,  Gwyneth Paltrow, Uma Thurman,..

Trước hashtag #Metoo thì cũng có một số hashtag đã lên án về bạo lực tình dục như #SurvivorPrivilege,#YouOkSis, #MyHarveyWeinstein, #WhatWereYouWearing.

Hiện tại phong trào Metoo được xây dựng với mục đích chính là đòi lại quyền lợi của người phụ nữ bao gồm chiến dịch chống quấy rối tình dục, ngăn chặn những vụ quay lén.

Thực trạng phong trào Metoo Hàn Quốc

Phong trào Metoo Hàn Quốc đã sớm bắt đầu từ tháng 10/2017. Tuy nhiên cho đến đầu năm 2018 thì phong trào này mới biết đến một cách nghiêm túc tại Hàn Quốc bởi một loạt hành vi bạo hành và quấy rối tình dục được phơi bày

  • Hành vi bạo lực tình dục của công tố viên trưởng Ahn Tae-geun
  • Giám đốc nhà hát Lee Yoon- taek bị tố cáo thông qua mạng xã hội về hành vi quấy rối tình dục
  • Nhà thơ Go-eun, nam diễn viên Jo Jae-hyeon, Lee Yun-taek, nam diễn viên Jo Min-ki, nhà viết kịch Oh Tae-seok, các nhân vật chính trị Ahn Hee-jeong và Jeong Bong-ju,… cũng lần lượt bị gọi tên về tội bạo lực tình dục

Vào ngày 26/02/2018, Tổng thống Hàn Moon Jae-in cũng bài tỏ sự đồng tình và coi trọng phong trào Metoo, đồng thời ông cũng biểu dương lòng dũng cảm của các nạn nhân khi đã mạnh mẽ đứng lên tố cáo và ủng hộ phong trào Metoo. Đồng thời ông còn hứa rằng nếu có bất kỳ cáo buộc nào nữa thì sẽ được xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên thời điểm đó ở Hàn Quốc vẫn chưa có quy trình cụ thể để xử lý về hành vi này.

Phong trào Metoo trong giới giải trí Hàn Quốc

Năm 2019 có lẽ là một năm đầy tai tiếng tiếng đối với ngành giải trí Hàn Quốc, khi một loạt bê bối của người nổi tiếng được phanh phui 

  • Đạo diễn nổi tiếng Kim Ki Duk gắn liền với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân, Address Unkown, Bad Guy,.. đã bị một nữ diễn viên cáo buộc về việc lạm dụng và bạo hành tình dục. Tuy nhiên đến cuối thì ông chỉ bị phạt về tội bạo hành tình dục
  • Ahn Hee Jung đã từng là Thống đốc của tỉnh Nam Chungcheong bị cáo buộc xâm hại tình dục đến trợ lý của mình 
  • Một loại vụ bê bối tình dục trong giới giải trí Kpop cũng được kéo ra ánh sáng khi những thần tượng nổi tiếng được mọi người yêu quý như Joon Young, Seungri, Choi Jong Hoon, Roy Kim… cùng tham gia phòng chat để lan truyền, bình phẩm những video quay lén các cô gái. Ngoài ra họ còn bị cáo buộc tham gia vào vụ môi giới mại dâm.
  • Kang Ji Hwan nam diễn viên nổi tiếng với các bộ phim lãng mạn Bạn gái tôi là điệp viên, Feel Good to Die, Lie to me cũng bị cáo buộc về vụ việc hiếp dâm 2 nữ đồng nghiệp. Mặc dù có đưa ra lời giải thích đổ cho rượi nên không nhớ gì nhưng Kang Ji Hwan cũng không thoát khỏi được sự trừng phát từ pháp luật

Phong trào Metoo ở nơi làm việc 

Tình trạng quấy rối tình dụng ở nơi làm việc xảy ra rất nhiều không chỉ tại Hàn Quốc mà xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát phụ nữ về vấn nạn này thì 8/10 phụ nữ đã từng trải qua cảm giác đó. 

phong trào metoo là gì

Ở Hàn có văn hóa tiếng tùng ăn uống thường xuyên tổ chức ở các nhân viên văn phòng. Sau khi tham gia vào cuộc nhậu nhẹt say thì các nhân viên nam, cấp trên nam thường có những hành động động chạm khiến nhân viên nữ cảm thấy bất tiện, khó chịu. Sau bữa tiệc họ thường có thói quen rủ nhau đi karaoke, ở đó họ thường bắt những nhân viên nữ nhảy múa và có những hành động không giữ khoảng cách trong phòng nhỏ và ồn ào đó.

Hiện nay Hàn Quốc cũng đã có quy định về việc cấp trên không được bắt ép nhân viên nữ đi tham gia tiệc nếu như họ không muốn nhằm bảo vệ phụ nữ và ngăn chặn việc quấy rối tình dục nơi làm việc.

Phong trào Metoo trong trường học

Ở trường học Hàn Quốc cũng không tránh khỏi những vụ quấy rối tình dục các học sinh, sinh viên từ các giáo viên. Vì còn nhỏ tuổi chưa nhận thức rõ vấn đề, sự sợ hãi không dám lên tiếng nên đã gây ra nhiều vụ tự tử đáng tiếng xảy ra. Chính vì vậy phong trào Metoo ở trường học đã xuất hiện vào tháng 04/2018, phong trào Metoo được tuyên truyền tại trường trung học nữ sinh Yonghwa ở Nowon-gu, Seoul với hashtag #School Metoo như một lời cáo buộc về tình trạng quấy rối tình dục trong trường.

Metoo trong trường học

Nhờ có phong trào này giúp học sinh mạnh mẽ tố cáo hơn và đã có hơn 100 giáo viên tại tất cả trường học bị đình chỉ, kỷ luật vì hành vi xâm hại tình dục với học sinh.

Phong trào Metoo ở Việt Nam

Ở Việt nam phong trào Metoo đã được hưởng ứng bắt đầu tháng 04/2018 từ vụ quấy rối tình dục tại báo Tuổi trẻ. Một sinh viên thực tập đã bị một biên tập viên cưỡng bức dẫn tới việc muốn tự tử. Sau vụ việc đó, ở Việt Nam bắt đầu lan rộng hashtag #MeToo, #ngungimlang,  #toasoansach với hy vọng những nạn nhân của những vụ quấy rối tình dụng hãy mạnh mẽ đứng đứng lên tố cáo.

Mặt trái của phong trào Metoo

Ở trên thế giới phong trào Metoo được biết đến là một phong trào mang ý nghĩa tốt đẹp muốn bảo vệ phụ nữ khỏi những vụ bạo hành, quấy rối tình dục phụ nữ. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó, phong trào này cũng vậy bởi cách nhìn nhận vấn đề sai lệch từ những phụ nữ khi tham gia giao tiếp đã khiến đàn ông xa lánh vì sợ bị cho là “lạm dụng”, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và trong công việc.

Mặt trái của phong trào

Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia sẻ rằng họ không muốn tuyển dụng phụ nữ đẹp, có vóc dáng, một số đàn ông còn tránh những cuộc gặp mặt riêng với đồng nghiệp nữ vì sợ bị hiểu lầm. Dẫn tới việc thiếu hụt lao động và cân bằng lao động trong doanh nghiệp.

Ở Hàn Quốc sau hàng loạt vụ bê bối về tình dụng nổ ra từ trong chính trị tới giới giải trí đã dẫn đến một hệ lụy về mối quan hệ giữa nam và nữ bên ngoài cũng được các bạn nam thận trọng và giữ khoảng cách nơi công cộng. Nhiều người đàn ông ở Hàn Quốc cho rằng phụ nữ muốn biến tướng phong trào Metoo để hạ bệ đàn ông, dần dần sẽ gây ra ác cảm giữa hai giới tính.

Vừa rồi chúng mình vừa tìm hiểu về phong trào Metoo là một phong trào bảo vệ phụ nữ ra khỏi những vụ bạo hành, lạm dụng tình dục quay lén phụ nữ. Hy vọng thông qua bài viết này giúp các bạn có nhiều cách nhìn nhận về phong trào Metoo này nhé, cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết.

Trả lời
duhocsunny-register-form

Đăng ký tư vấn thông tin du học

Tổng đài 024.7777.1990
Hotline Hà nội 083.509.9456 HCM 039.372.5155 Đà Nẵng 076.288.5604
duhocsunny-call
duhocsunny-contact-form