Kkondae là gì? Đặc điểm của văn hóa Kkondae Hàn Quốc

1995 0

Rate this post

“Văn hóa ngầm” Kkondae khiến giới trẻ Hàn luôn ám ảnh khi nhắc đến, dù là môi trường đi học hay đi làm họ vẫn luôn ái ngại sâu sắc về lối sống này. Vậy văn hóa Kkondae là gì? Tại sao người Hàn lại ám ảnh mỗi khi nhắc về nó? Hãy cùng Sunny khám phá câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Kkondae là gì?

Kkondae là tên gọi tiếng lóng dành cho thế hệ “lão làng” có tuổi tại Hàn Quốc, và thế hệ này cũng chính là xuất phát điểm của văn hóa kính lão đắc thọ Kkondae. Theo đó, những người lớn tuổi hơn thường có tính cách cố chấp, quá đỗi nghiêm khắc quá mức, họ luôn lấy tuổi tác và kinh nghiệm làm việc của mình để bắt nạt những người trẻ tuổi, buộc phải nhún nhường, hạ mình trước họ.

Van-hoa-kkondae

Khái niệm Kkondae trở nên phổ biến không chỉ ở nơi làm việc mà còn xuất hiện trong khuôn viên trường học. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hiện tượng này trong phim ảnh, phóng sự về văn hóa – đất nước – con người Hàn Quốc. Nếu như trước đây Kkondae đồng nghĩa với những tiền bối lớn tuổi thì hiện nay các đối tượng này đang ngày càng trẻ hóa khi nhiều người chỉ mới ngoài 20 – 30 tuổi.

Quan niệm về thứ bậc của người Hàn

Nếu như các quốc gia phương Tây cho rằng câu hỏi “Bạn bao nhiêu tuổi?” mang hàm ý tiêu cực thì tại Hàn Quốc, những đứa trẻ chỉ mới đến trường đã được dạy cách hỏi tuổi để xưng hô sao cho phù hợp. Tuổi tác đã trở thành một yếu tố trung tâm của xã hội người Hàn.

Văn hóa Hàn Quốc chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, chính điều này đã tạo lên những quan niệm rằng người già luôn đúng và kinh nghiệm của họ luôn dày dặn hơn lớp trẻ. Họ có quyền sai và có quyền áp đặt mọi thứ. Giáo sư Lim Myung Ho ( Đại học Dankook) nhận xét:  Tôi định nghĩa Kkondae là sự xem xét các mối quan hệ giữa người với người theo chiều dọc chứ không phải chiều ngang”.

Van-hoa-cong-so-kkondae

Có thể bạn sẽ bất ngờ rằng ngay cả việc gia nhập quân ngũ cũng trở thành cái cớ để Kkondae phát triển. Một bộ phận nam giới tại Hàn có tư tưởng việc họ từng  nhập ngũ và tham gia phục vụ quân đội trước sẽ khiến bản thân họ có giá trị hơn những thanh niên chưa đi lính, chưa từng tham gia phụ vụ quân đội. 

Trong văn hóa Kkondae không có sự tồn tại của hai từ “bình đẳng”. Thế hệ “ lão làng” luôn tự nghĩ rằng mình giỏi hơn ai đó nếu họ ít tuổi hơn mình và từ đó luôn tự cho bản thân quyền dạy bảo, sai khiến người khác một cách vô lý. 

Theo trang web Saramin, một cuộc khảo sát năm 2020 được thực hiện cho ra kết quả lên đến 71% người Hàn đi làm cho rằng tại nơi làm việc của họ có ít nhất một Kkondae trẻ. Xuất phát từ góc độ tư duy, nên ai cũng có thể trở thành một Kkondae dù ở tuổi tác nào, như vậy theo khảo sát, độ tuổi này đang trẻ hóa, thịnh hành như những người lớn tuổi thực sự.

Từ đâu có sự xuất hiện của Kkondae? 

Văn hóa kính lão đắc thọ Kkondae bắt đầu xuất hiện sau khi Hàn Quốc kết thúc chiến tranh liên Triều. Nhiều người cho rằng “văn hóa ngầm” này đã với vô tình hòa nhập cùng các phong tục khác và trở lên phổ biến khi càng có nhiều người đồng ý, ủng hộ.

Nguon-goc-van-hoa-kkondae

Chúng ta là hậu bối, việc quan trọng nhất khi làm việc là phải tích cực học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ những hậu bối. Chính vì vậy khi ở vị trí là “người với” thì việc tôn trọng cấp trên – những người đi trước chúng ta thì điều này hoàn toàn hợp lý. Nhưng không vì thế mà làm mất đi cơ hội phát triển bản thân lớp trẻ. Kkondae đã xóa bỏ sự bình đẳng giữa các thế hệ, người cũ lại luôn dựa vào quá khứ để chèn ép người khác. Họ cho rằng mình đã góp công xây dựng Hàn Quốc giàu mạnh thì giới trẻ phải nể trọng họ.

Văn hóa kính lão đắc thọ rất phổ biến tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ, tuy nhiên chưa một quốc gia nào lại trở nên khắc nghiệt như Hàn Quốc. Để giải quyết tình trạng “bắt nạt” này, Chính phủ Hàn đã ban hành luật chống bắt nạt, quấy rối nơi công sở bắt đầu có hiệu lực tại quốc gia này từ ngày 16/07/2019. 

Văn hóa Kkondae và những nỗi ám ảnh người trẻ

Văn hóa Kkondae tại trường học

Trước đây, cụm từ “Kkondae” phổ biến tại trường học khi học sinh muốn ví giáo viên tại trường là những người khó tính, khiêm khắc và độc đoán. Thế hệ đi trước là vậy, họ sẽ cho rằng không cần thiết phải lắng nghe ý kiến từ người ít tuổi và yêu cầu lớp trẻ một sự “nghe lời” tuyệt đối. 

Van-hoa-kkondae-tai-truong-hoc

Giáo sư Kwak Geum Joo (giảng viên Đại học Quốc gia Seoul nhận xét: “Tại công sở thì Kkondae dựa trên số năm làm việc, còn ở trường học là số năm ngồi trên ghế nhà trường”. Chỉ cần một chút xíu chênh lệch thôi cũng đủ để khiến một người có thái độ Kkondae, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” khiến tình trạng bạo lực học đường gia tăng tại các trường học ở Hàn.

Sự phủ sóng rộng lớn của K- Drama, K-Pop hay K-Beauty luôn song hành với văn hóa Kkondae. Những người trẻ phải tự giác chào hỏi và bày tỏ sự lễ độ, nghe lời người lớn tuổi hơn bất kể họ có tài giỏi như thế nào.

Văn hóa Kkondae tại công sở

Hiện nay Kkondae tại công sở đang có xu hướng dần dần quy về đàn ông với ý nghĩa tiêu cực, khi vấn nạn bắt nạt, chèn ép công sở ngày một có xu hướng gia tăng. Văn hóa công sở theo quy tắc “ngầm” này thu hẹp cái tôi của người trẻ, họ phải chịu sự kìm kẹp và lùi mình về phía sau với bậc cao tuổi. 

Sự phân hóa về đẳng cấp trong xã hội Hàn Quốc thể hiện rất rõ ở văn hóa công sở. Tại Việt Nam chúng ta thường gọi đồng nghiệp bằng tên tuy nhiên ở Hàn, mọi người thường gọi nhau bằng chức danh hoặc phân cấp tuổi tác để gọi, ví dụ như Thư ký Kim hay Giám đốc Lee,…Chính yếu tố này đã tạo ra sự bắt nạt và mâu thuẫn trong công sở Hàn Quốc hay tại bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào.

van-hoa-ngam-kkondae

Tưởng chừng như vô lý nhưng việc ra về đúng giờ có lẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất đối với bất kỳ nhân viên nào khác ở Hàn Quốc. Ngay cả khi bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình thì bạn cũng sẽ không thể về nhà vì người quản lý và sếp của bạn vẫn chưa hoàn thành công việc của họ. Dù là nhân viên mới hay cũ bạn sẽ vẫn phải đợi các vị tiền bố lớn tuổi về trước rồi bạn mới được rời khỏi.

Bạn có tuổi nghề thấp, chắc chắn bạn sẽ phải tỏ ra kính trọng đối với đàn anh. Nếu bạn lớn tuổi hơn nhưng kinh nghiệm không có hoặc thấp hơn thì vẫn phải dùng kính ngữ với người trẻ tuổi. Điều này thể hiện rất rõ trong giới nghệ thuật Hàn Quốc.

Những cụm từ “tiền bối, hậu bối” đã trở thành những ngôn ngữ thông dụng trong giao tiếp xã hội tại Hàn Quốc. Việc phân cấp rất rõ ràng như vậy dường như làm cho đồng nghiệp, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới vô hình tạo ra khoảng cách nhất định, khó có thể chia sẻ và gần gũi nhau hơn.

Kkondae thực chất là ám chỉ thái độ trong mối quan hệ xã hội giữa người với người chứ không nói đến độ tuổi nhất định nên điều này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Ngay cả trong một bộ phận lớp trẻ hiện nay cũng đã có những Kkondae cậy mình lớn tuổi hơn để sai khiến người khác.

Lời kết

Mặc dù Kkondae trở thành một văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của dân công sở, nhưng thế hệ trẻ vẫn tin rằng trong tương lai mọi thứ có thể thay đổi. Các công ty đang dần thay đổi văn hóa ứng xử, rút ngắn khoảng cách giữa lớp trẻ và thế hệ “lão hàng”. Bước chuyển mình là minh chứng đánh dấu sự thay đổi rõ rệt về tư tưởng của những người lãnh đạo hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

duhocsunny-register-form

Đăng ký tư vấn thông tin du học

Tổng đài 024.7777.1990
Hotline Hà nội 083.509.9456 HCM 039.372.5155
duhocsunny-call
duhocsunny-contact-form