Tổng thống Hàn Quốc qua các nhiệm kỳ từ 1945 đến nay
2869 0
Từ sau cuộc chiến tranh với Triều Tiên, Hàn Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển và tăng trưởng vượt bậc. Dưới sự lãnh đạo qua các đời Tổng thống Hàn Quốc, chỉ vỏn vẹn trong vài chục năm đất nước này đã vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ 12 toàn Thế giới. Các vị Tổng thống trên là ai? Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây cùng Sunny nhé!
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Sung Man
Lee Sung Man là tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc, so với thời điểm hiện nay, ông chính là người lớn tuổi nhất khi nắm giữ vị trí này khi đã 73 tuổi.
Lee Sung Man hay còn được biết đến với tên Lý Thừa Vãn đã từng tuyên tổ tiên của ông là người Việt. Một nghiên cứu của nhà sử học Trần Đại Sỹ cũng cho rằng ông là hậu duệ đời thứ 25 của Lý Long Tường, tức con thứ bảy của vua Lý Anh Tông. Điều này đã được họ Lý gốc Việt xác nhận
Vào ngày 24/7/1948, Lee Sung Man được Quốc hội đầu tiên của Hàn Quốc bầu vào chức vụ Tổng thống. Ông là người đã đưa Hàn Quốc thoát khỏi sự xâm chiếm của Nhật và trở thành tổng thống lập quốc của nước này vào năm 1948 nhờ vào sự viện trợ của quân đội Mỹ.
Năm 1960, Lee Seung Man tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư nhưng nhanh chóng bị giới chức tố cáo với hành vị gian lận phiếu bầu có tổ chức. Hoàn thành nhiệm kỳ của mình, ông lập tức bị chính quyền quân chủ bỏ tù sau đó sống lưu vong cho đến khi qua đời tại Hawaii vào năm 1965.
Cựu Tổng thống Yun Bo-Seon
Cựu Tổng thống Yun Bo-Seon lên chức Tổng thống chưa được nửa nhiệm kỳ thì đảo chính bởi Park Chung Hee. Ông cũng là vị Tổng thống có tuổi thọ cao nhất tính đến thời điểm hiện tại (93 tuổi).
Năm 1960, chiếc ghế Tổng thống Hàn Quốc đã được chuyển giao cho ông Yun Bo-Seon về mặt pháp lý nhưng thực quyền lúc bấy giờ lại nằm trong tay Thủ tướng Chang Myon. Mâu thuẫn nội bộ về quyền lực giữa Yun Bo-Seon và Chang Myon trở nên sâu sắc, các phong trào biểu tình trong nước lên đến đỉnh điểm trong thời gian này.
Nhân thời cơ hỗn loạn này, tướng Park Chung-hee đã lập cuộc đảo chính vào tháng 05/1961 và lập ra chế độ cộng hòa thứ ba tại Hàn Quốc.
Cựu Tổng thống Park Chung-hee
Cựu Tổng thống Park Chung-hee tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ. Tiền thân là một sĩ quan quân ông đã dẫn dắt Hàn Quốc lập nên “Kỳ tích sông Hán”, nhưng cũng là vị Tổng thống duy nhất gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Hàn Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Park Chung-hee, chỉ sau 10 năm Hàn Quốc đã bước vào ngưỡng đầu tiên của thu nhập trung bình 1000USD/ người/ năm như Việt Nam hiện nay. Vào Năm 1979, Park Chung-hee bị ám sát khi đang làm Tổng thống ở nhiệm kỳ thứ 4. Phu nhân Yuk Young Soo bị một người Nhật gốc Triều Tiên ám sát vào ngày 15/8/1974.
Park Chung-hee là ví dụ điển hình của một Tổng thống liêm khiết, ngồi vị trí này trong gần 16 năm mà khi chết tài sản của ông chỉ có trên 10.000 USD.
Cựu Tổng thống Choi Kyu Ha
Khi Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee bị ám sát, Choi Kyu Ha đang giữ chức thủ tướng lập tức lên thay thế người tiền nhiệm Park Chung Hee. Ông chính là vị Tổng thống duy nhất trong lịch sử Hàn Quốc không bị tù tội hay bị ám sát. Đáng tiếc thay, ông chỉ tại vị lật đổ bởi quân độ do tướng Chun Doo-hwan chỉ sau 08 tháng ngồi ghế Tổng thống.
Sau khi từ chức, ông đã sống phần đời còn lại lặng lẽ cho đến lúc qua đời vào năm 2006.
Cựu Tổng thống Chun Doo Hwan
Ngay sau cuộc đảo chính, Chun Doo-hwan lên nắm quyền lãnh đạo Hàn Quốc. Chưa được bao lâu, các phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ bùng nổ mạnh mẽ buộc ông chấp nhận sửa hiến pháp cho phép người dân bỏ phiếu bầu tổng thống trực tiếp.
Kết thúc nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Chun Doo-hwan sống 2 năm lưu vong ở một ngôi chùa giữa lúc dư luận đòi trừng phạt ông vì tội tham nhũng và vi phạm nhân quyền.
Năm 1988 ông Chun bị tuyên tử hình vì đàn áp phong trào dân chủ Gwangju sau đó được chuyển sang chung thân và đặc xá vào năm 1997.
Cựu Tổng thống Roh Tae Woo
Roh Tae Woo là người thắng cử trong nhiệm kỳ đầu tiên áp dụng bỏ phiếu dân chủ ở Hàn Quốc. Ông Roh là thân tín của người tiền nhiệm Chun Doo Hwan, và cũng là người được ông Chun chọn kế nhiệm. Năm 1995, Roh Tae Woo và Chun Doo Hwan bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm triệu USD từ giới doanh nhân trong lúc tại chức.
Cả hai còn bị truy tố thêm tội nổi loạn và phản quốc vì đảo chính và trấn áp đẫm máu khiến hàng trăm người biểu tình thiệt mạng ở Gwangju năm 1980. Cựu Tổng thống Roh bị tuyên án 22 năm 06 tháng. Tuy nhiên, ông được ân xá vào tháng 12/1997.
Cựu Tổng thống Kim Young Sam
Tổng thống Kim Young-sam đắc cử năm 1992, nhậm chức năm 1993 và phục vụ duy nhất một nhiệm kỳ kéo dài 05 năm theo quy định của Hiến Pháp. Trong thời gian lãnh đạo, ông tích cực chỉ huy chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất Hàn Quốc. Cả hai người tiền nhiệm là Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo đều bị ông cho tiến hành điều tra về tội tham nhũng, hối lộ, phản quốc, đảo chính, vi phạm nhân quyền và đưa ra xét xử.
Là nhà lãnh đạo phong trào đối lập với chính quyền độc tài suốt 30 năm, Kim Young-sam từng bị trục xuất, bị giam vào cuối thời Park Chung-hee, sau đó tiếp tục bị quản thúc ở đầu thời kỳ Chun Doo-hwan tại chức.
Tuy nhiên, những công sức của Kim Young-sam bị lu mờ bởi hàng loạt các bê bối nghiêm trọng liên quan đến con trai và bạn của ông.
Mặc dù có những thiếu sót về quản lý gây nên cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 1997-1998 nhưng ông vẫn được đánh giá là một nhân vật lãnh đạo giỏi thương thảo, có khả năng xây dựng uy tín cá nhân như là một chính khách sáng suốt. Kim Young-sam mãn nhiệm kỳ Tổng thống với kết thúc buồn khi con trai bị bắt và ngồi tù vì tham nhũng.
Cựu Tổng thống Kim Dae Jung
Tổng thống Kim Dae-jung ngồi ghế lãnh đạo Đại Hàn Dân Quốc nhiệm kỳ 1998 – 2003. Dưới thời tổng thống Park Chung-hee ông từng là lãnh tụ phái đối lập chống chế độ độc tài này. Dù bị kết án tử hình với tội danh mưu sát và đảo chính vào năm 1980 nhưng nhờ Mỹ can thiệp, bản án thi hành giảm xuống còn 20 năm tù và bị trục xuất sang Mỹ.
Trong thời gian giữ cương vị Tổng thống, ông Kim nổi tiếng là lãnh đạo có tài quản lý đất nước xuất sắc nhờ vào các cuộc cải cách mạnh mẽ góp phần tái cấu trúc nền kinh tế mới song song với đặt nền móng cho chế độ phúc lợi xã hội hiện nay tại Hàn Quốc.
Tổng thống Kim Dae-jung đã vinh dự nhận giải Nobel Hoà bình vào năm 2010 với những nỗ lực hoà giải và cải thiện mối quan hệ với Triều Tiên thông qua chính sách ngoại giao mềm mỏng, được biết đến với cái tên “Chính sách Ánh dương”.
Kim Dae-jung được coi là người có sự nghiệp chính trị gặp nhiều trắc trở nhất trong các đời tổng thống Hàn Quốc. Không chỉ chật vật với 04 lần tranh cử chiếc ghế Tổng thống, khi hết nhiệm kỳ, các bê bối tham nhũng, lợi dụng quyền lực còn bủa vây cả ba người con trai của ông và các trợ lý thân cận.
Cựu Tổng thống Ro Min Hyun
Roh Moo-hyun trở thành Tổng thống thứ 09 của Hàn Quốc với nhiệm kỳ 05 năm từ 2003 – 2008.Giữa nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông từng bị Quốc hội luận tội phải ngưng chức vụ, nhưng được trở lại 02 tháng sau đó nhờ sự ủng hộ của công luận.
Cách điều hành nhà nước dưới thời Tổng thống Roh Moo-hyun được nhận xét là dần thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ, đồng thời bớt đi tính độc tài rất nhiều, điều khiển các ngành thanh tra và tình báo an ninh không còn hiện trạng tự tung tự tác. Suốt nhiệm kỳ của mình, ông luôn nhận được sự yêu mến của đại quần chúng Hàn Quốc.
Từng là cựu luật sư về nhân quyền và là người bạn, người thầy của đương kim Tổng thống Moon Jae In, ông Roh Moo-hyun nhận được làn sóng ủng hộ mạnh mẽ từ các cử tri trẻ theo đường lối – chính sách tự do tại Hàn Quốc. Sau cáo buộc vợ ông nhận hối lộ 06 triệu USD cùng các cuộc điều tra của chính phủ nhằm vào ông và các thành viên trong gia đình đã làm sụp đổ uy tín của Roh.
Vào tháng 05/2009 cựu Tổng thống Roh Moo-hyun đã tự tử tại vách núi sau nhà riêng ở Bonghwa, Gyeongsang. Sự kiện này đã gây nên một sự rúng động lớn trong cộng đồng người Hàn Quốc. Tất cả mọi người đều tỏ ra bàng hoàng về thông tin này. Trên tất cả các trang báo, website, diễn đàn, blog… mọi người đều thể hiện sự bất ngờ về sự ra đi đột ngột của ông.
Cựu Tổng thống Lee Myung Bak
Lee Myung Bak đắc cử năm 2007 và trở thành Tổng thống thứ 10 của Hàn Quốc. Ít ai biết rằng ông Lee ở tuổi 37 đã ngồi ghế tổng giám đốc điều hành tại Hyundai và sau đó tiếp tục lên thăng tiến nhậm chức chủ tịch vào năm 1988. Ông rời bỏ công ty vào năm 1992 để bước chân vào giới chính trị, nhờ uy tín của mình, ông thắng cử chức thị trưởng Seoul năm 2002.
Năm 1964, Lee Myung Bak từng là phạm tội khi tổ chức biểu tình chống lại chính quyền độc tài cố Tổng thống Park Chung-hee. Vào năm 2020, Tòa án Nhân dân tối cao Hàn Quốc đã xử phạt ông Lee 17 năm tù cùng cáo buộc 16 tội danh liên quan đến các bê bối lạm dụng quyền lực, tham những, biển thủ công quỹ và một số tội danh khác.
Tòa Thượng thẩm Seoul lúc này cũng đồng thời yêu cầu ông Lee phải nộp phạt 13 tỷ won (10,9 triệu USD) và tiền bồi thường lên đến 5,78 tỷ won. Theo một quan chức Bộ Tư pháp Hàn Quốc, có khả năng được áp dụng tiền lệ như hai cựu Tổng thống Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo vì tuổi tác và tình trạng sức khỏe nên được thụ án trong tại tạm giam.
Cựu Tổng thống Park Geun Hye
Park Geun Hye là nữ Tổng thống đầu tiên và duy nhất của Hàn Quốc tính đến thời điểm hiện tại, bà cũng là ái nữ của cố tổng thống Park Chung Hee. Theo Thông tấn xã Yonhap đưa tin, bà là cựu tổng thống thứ tư của Đại Hàn Hàn Quốc bị truy tố hình sự.
Bà Park lãnh đạo đất nước chỉ thuận lợi duy nhất trong một năm đầu tiên khi ngồi vào chiếc ghế Tổng thống. Hành động chậm trễ trong việc đối phó với thảm họa chìm phà Sewol tháng 04/2014 đã khiến danh tiếng của bà giảm sút. Khi đó Chính phủ Hàn Quốc được cho là đã chậm trễ trong việc đối phó với thảm họa lên đến 300 người thiệt mạng này.
Cuộc đời chính trị của bà Park Geun Hye tiếp tục lao dốc do vướng vào bê bối với người bạn thân Choi Soon-sil cùng các phi vụ tham nhũng, lợi dụng quyền lực. Tòa án tối cao Hàn Quốc đã đưa ra phán quyết tuyên mức án 20 năm tù cho bà Park được công bố tháng 01/2021.
Có thể nói, vụ bê bối chính trị của bà Park được xem là cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhất trong nhiều năm liền tại Hàn Quốc, sự kiện này dẫn đến việc bắt giữ và truy tố rất nhiều “ông lớn” của nền kinh tế Hàn Quốc, trong đó phải kể tới Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae Yong.
Cựu Tổng thống Moon Jae-In
“Tổng thống Hàn Quốc hiện nay là ai?” chắc hẳn sẽ là câu hỏi của rất nhiều bạn khi theo bài viết này. Vâng, Mon Jae-in hiện đang giữ cương vị Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc. Ông được tạp chí Time của Mỹ vinh danh trong danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới’ vào năm 2018. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc năm 2017, ông chính thức được bầu làm Tổng thống thứ 12 của nước này sau khi bỏ cách khá xa số phiếu của hai ứng cử viên đối thủ.
Ở vị trí Tổng thống Moon Jae-in đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hàn gắn mối quan hệ liên Triều. Sự kiện ông Moon từng bất chấp phản đối việc bổ nhiệm ông Cho Kuk làm Bộ trưởng tư pháp nhưng một thời gian sau gia đình ông Cho bị điều tra về nghi vấn “chạy trường” cho con gái và những khoản đầu tư tài chính đáng nghi đã dấy lên nhiều tranh cãi.
Nhiều người cho rằng với thành tích vượt trội về nền kinh tế, các đời Tổng thống Hàn Quốc sẽ là những vị lãnh đạo tên tuổi được công chúng vinh danh nhưng từ sau chiến tranh liên Triều đến nay có đến 11/12 người rơi vào cảnh tù tội, bị ám sát hoặc tự tử, nếu may mắn không chết thì cũng phải đi đày. Đã có ý kiến cho rằng đây có thể là “lời nguyền”,với “lời nguyền” luôn đeo bám các đời Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon có thể “an toàn” sau khi đảm nhiệm cương vị Tổng thống hay không, thời gian có lẽ sẽ trả lời tất cả!